Những rào cản bệnh nhân đái tháo đường gặp phải khi khám chữa bệnh?

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Khi bạn mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và kê đơn thuốc điều trị. Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng hài lòng, bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để thảo luận tình trạng của mình một cách chi tiết.

Không đủ thời gian để thảo luận với bác sĩ

Khi bạn mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và kê đơn thuốc điều trị. Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng hài lòng, bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để thảo luận tình trạng của mình một cách chi tiết. Bạn cũng phải thông cảm với các bác sĩ vì họ phải làm việc quá sức, thăm khám rất nhiều người bệnh giống như bạn, nên không thể tránh khỏi những lần khám bệnh sơ sài, vội vàng thậm chí là chiếu lệ. Nhưng bệnh đái tháo đường là một tình trạng đòi hỏi phải điều chỉnh hàng ngày, liên tục và một cách toàn diện để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Giải pháp: Bạn nên chọn thời gian khám bệnh khi bác sĩ của bạn ít bận rộn nhất. Các bệnh nhân đái tháo đường khác thường đi gặp bác sĩ vào buổi sáng, thời điểm mà bác sĩ sẽ kiểm tra đường máu lúc đói. Vào buổi chiều, khi bác sĩ rảnh nhất, bạn có thể trao đổi chi tiết về các vấn đề bạn gặp phải. Một cách khác là y tế từ xa, công cụ hữu ích và đang phát triển gần đây; bằng cách này bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Thường xuyên thay đổi bác sĩ khám bệnh

Khi bạn đến bệnh viện để tái khám bệnh đái tháo đường, bác sĩ khám cho bạn thường xuyên thay đổi, không phải lúc nào cũng là bác sĩ khám cho bạn từ ban đầu. Do đó, bạn sẽ được hỏi lại một loạt các câu hỏi như bạn mắc bệnh từ khi nào, điều trị như thế nào … Cùng với đó kế hoạch hoặc phương pháp điều trị cũng có thể bị thay đổi.

Giải pháp: Hãy lưu lại số điện thoại liên lạc bác sĩ khám bệnh mà bạn cảm thấy phù hợp hoặc tốt hơn. Trước khi đến khám, bạn hãy gọi điện thoại cho bác sĩ này để đặt lịch hẹn khám. Các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn vì họ cảm thấy được bạn tin tưởng.

Trở ngại về địa lý khi cần thăm khám bởi bác sĩ giỏi.

Theo như thống kê, nhiều người bệnh không được chăm sóc vì họ không thể tiếp cận phương tiện vận chuyển đến bác sĩ. Nếu bạn ở vùng nông thôn hoặc miền núi, không có nhiều bác sĩ chuyên khoa về đái tháo đường giỏi, đồng thời thiếu cac trang thiết bị y tế để đánh giá kiểm soát đường máu, biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bạn luôn đặt câu hỏi liệu bệnh đái tháo đường của mình đã nặng chưa, có biến chứng gì hay không.

Giải pháp: Các tổ chức chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, phòng khám, bác sĩ đã được khai thác từ xa để thu hẹp khoảng các chăm sóc sức khỏe gây ra bởi rào cản địa lý. Y tế từ xa cho phép người bệnh sử dụng điện thoại, máy tính trực tiếp gọi video cho bác sĩ. Nhiều cơ sở y tế ở vùng nông thôn, tuyến cơ sở đã sử dụng dịch vụ từ xa để kết nối với bác sĩ ở tuyến trung ương giúp bệnh nhân không phải di chuyển xa mà được điều trị chuyên sâu.

Rào cản chi phí

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, bạn phải điều trị thường xuyên liên tục. Giảm thiểu chi phí khám và điều trị bệnh có thể khiến bạn cân nhắc hoặc làm bạn sợ phải đi khám. Tuy nhiên, việc không đi khám bệnh định kỳ thường xuyên làm cho bệnh đái tháo đường của bạn nặng hơn, đường máu không được kiểm soát sẽ dẫn tới các biến chứng. Khi đó, bạn sẽ phải bỏ ra một chi phí rất lớn để điều trị mà sức khỏe cũng không phục hồi hoàn toàn.

Giải pháp: Bạn nên thăm khám định kỳ đều đặn. Đồng thời bạn có thể đặt lịch nhắc ngày hẹn khám trên điện thoại, hoặc lịch treo tường. Hãy trao đổi với bác sĩ về tình hình tài chính của bạn để bác sĩ cân nhắc khoảng thời gian tái khám hoặc xét nghiệm sẽ chỉ định.

Những rào cản khi đi khám bác sĩ đái tháo đường bạn phải đối mặt sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Bạn cần có kế hoạch hoặc giải pháp cho những rào cản này. Có nhiều giải pháp bạn hãy lựa chọn cho phù hợp với tình trạng của mình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.