Vì sao bạn cần Bác sỹ gia đình ngay hôm nay?

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Y học gia đình là chuyên ngành đào tạo các Bác sĩ gia đình. Theo định nghĩa của Hiệp hội Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP) YHGĐ là một chuyên khoa y học cung cấp kiến thức và thực hành chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân và gia đình một cách liên tục và toàn diện. Đây là một chuyên khoa rộng lồng ghép của các khoa học sinh học, lâm sàng và y học hành vi.

Y học gia đình là gì?

Y học gia đình là chuyên ngành đào tạo các Bác sĩ gia đình. Theo định nghĩa của Hiệp hội Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP), Y học gia đình là một chuyên khoa y học cung cấp kiến thức và thực hành chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân và gia đình một cách liên tục và toàn diện. Đây là một chuyên khoa rộng lồng ghép của các khoa học sinh học, lâm sàng và y học hành vi.
Phạm vi thực hành của Bác sỹ gia đình bao gồm mọi lứa tuổi, cả 2 giới, mọi cơ quan, hệ thống và mọi bệnh tật.

Chuyên khoa Y học gia đình là kết quả của sự phát triển và nâng cấp của thực hành đa khoa và được định nghĩa trong bối cảnh gia đình. Như vậy, Y học gia đình phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người khỏe và khám chữa bệnh ngoại trú tại tuyến cơ sở và có thể hiểu là chuyên khoa đa khoa là sự kết hợp Y học lâm sàng, y sinh học và y học xã hội và y học hành vi.Trong khi, các chuyên khoa khác phát triển theo hướng đi sâu vào chuyên môn, loại trừ những vấn đề không thuộc chuyên khoa mình thì Y học gia đình tinh lọc những vấn đề thực hành ngoại trú và mang tính cá nhân, gia đình và cộng đồng của mọi chuyên khoa, đưa vào chuyên khoa mình theo sáu nguyên lý thực hành của Y học gia đình là: Chăm sóc toàn diện, Chăm sóc liên tục, Chăm sóc phối hợp, Quan tâm phòng bệnh, Hướng gia đình và Hướng cộng đồng.

Các nguyên lý thực hành chăm sóc sức khỏe của Y học gia đình/Bác sỹ gia đình:
 Chăm sóc toàn diện, Chăm sóc liên tục, Chăm sóc phối hợp, Quan tâm phòng bệnh, Hướng gia đình và Hướng cộng đồng.
  • Chăm sóc toàn diện: Là chăm sóc hướng bệnh nhân, không chỉ là chẩn đoán và điều trị bệnh. Bác sỹ gia đình còn quan tâm đến vấn đề Sinh học – tâm lý – xã hội, tiếp cận hướng bệnh nhân trong gia đình và môi trường của họ, xử lý đồng thời tất cả các vấn đề sức khỏe, lượng giá những nguyên nhân và hậu quả tâm lý, xã hội, lưu ý đến mối tương quan lợi ích/nguy cơ.
  • Chăm sóc liên tục: Là chăm sóc sức khỏe từ khi sinh ra đến khi qua đời, chăm sóc thường xuyên liên tục về bệnh lý của bệnh nhân, theo dõi lâu dài: các bệnh lý mạn tính, hồ sơ bệnh án Y học gia đình. Bác sỹ gia đình là người đồng hành trong suốt cuộc đời của người bệnh, người được chăm sóc sức khỏe.
  • Chăm sóc phối hợp: Bác sỹ gia đình ngoài việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh còn xác định, tìm kiếm các nguồn lực chăm sóc sức khỏe từ các chuyên khác nếu cần thiết để kết hợp trong khám chữa bệnh tổng thể cho người bệnh. Bác sỹ gia đình làm việc theo nhóm, điều phối những thành phần khác trong chăm sóc y tế cho người nhân tạo thành mạng lưới chăm sóc, thông tin liên lạc, đảm bảo người bệnh được chăm sóc sức khỏe ở mức tối ưu nhất.
  • Quan tâm phòng bệnh (Hướng phòng bệnh): Bác sỹ gia đình không chỉ là bác sỹ điều trị bệnh mà còn phải giúp người bệnh, người dân quản lý sức khỏe của mình, phòng chống các nguy cơ bệnh tật: nhận biết những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, dự phòng làm chậm lại các hậu quả của bệnh tật & khuyến khích lối sống lành mạnh, dự đoán các vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh và gia đình họ. Bác sỹ gia đình tư vấn cho người dân thay đổi lối sống có hại cho sức khỏe (hút thuốc lá, uống rượu, quan hệ tình dục không an toàn…), sử dụng các phương tiện sàng lọc để phát hiện bệnh sớm.
  • Hướng cộng đồng: Nghề nghiệp của người bệnh, yếu tố văn hóa, xã hội & môi trường sống là những khía cạnh của cộng đồng tác động đến sức khỏe của người bệnh và việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Hiểu biết về mô hình bệnh tật trong cộng đồng giúp bác sỹ định hướng chẩn đoán và đưa ra những quyết định liên quan đến việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cộng đồng là một trong các yếu tố trị liệu, cộng đồng có thể có thể cung cấp nguồn lực sử dụng cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho người bệnh.
  • Hướng gia đình: Có sự tác động ảnh hưởng của bệnh tật của bệnh nhân đến gia đình họ & ngược lại. Các yếu tố gia đình ảnh hưởng: bệnh di truyền, sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân trong gia đình, lây truyền bệnh truyền nhiễm, tác động & hỗ trợ đối với kết quả điều trị của người bệnh (tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng, chỉ định dinh dưỡng…). Yếu tố gia đình ảnh hưởng đến việc phát hiện chẩn đoán, điều trị cộng đồng & dự phòng bệnh.

Như vậy, bác sỹ gia đình vừa là bác sỹ lâm sàng (chẩn đoán điều trị bệnh) vừa là nhà tâm lý hỗ trợ người bệnh và gia đình người bệnh trong chăm sóc sức khỏe và trong cuộc khủng hoảng bệnh tật (quan tâm đến sức khỏe tâm thần) vừa là bác sỹ dự phòng. Bác sỹ gia đình sẽ là người chăm sóc sức khỏe (thể chất, tâm thần và xã hội) của mọi người dân (không phân biệt tuổi, hai giới) từ khi sinh cho đến khi mất đi.

(Theo ThS.BS.CKI Nguyễn Văn Khương – Phòng khám Bác sỹ gia đình Doctor4U)

 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.