Tầm nhìn sau đại dịch: Một nửa số ca khám ung thư qua Telemedicine

Tác giả: https://www.medscape.com/viewarticle/947750#vp_1
Ngày cập nhật: 07/12/2021

Mới đây, theo một cuộc thăm dò của các chuyên gia ung thư Mỹ trong thời kỳ hậu đại dịch, có khoảng một nửa số ca thăm khám của các bệnh nhân ung thư với bác sĩ có thể được thực hiện thành công thông qua phương pháp điều trị từ xa qua điện thoại và video

Thuật ngữ Telemedicine được sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ trước, với “tele” nghĩa là từ xa, “medicine” nghĩa là điều trị. Theo đó sau đại dịch, ước tính có khoảng 33% bệnh nhân thăm khám qua video, 13% bệnh nhân thăm khám qua điện thoại. Do đó, 46% cuộc thăm khám bệnh nhân có thể thăm khám từ xa.

Tiến sĩ Amye Tevaarwerk, MD, đại học Wisconsin, Madison, Wisconsin, dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã tóm tắt: “Một phần đáng kể các cuộc thăm khám có thể được tiến hành một cách hiệu quả, an toàn bằng cách sử dụng y học từ xa.”

Cuộc khảo sát có sự tham gia của hơn 1000 bác sĩ chuyên khoa Ung bướu đến từ các tổ chức thành viên của Mạng lưới Ung thư Toàn diện quốc gia (NCCN). Nó được giới thiệu dưới dạng poster tại cuộc họp thường niên của NCCN, hiện đang tiến hành trực tuyến.

Trong khảo sát, các bác sĩ được hỏi: “Khi không có bất kỳ tác động nào về tài chính, khoảng bao nhiêu phần trăm bệnh nhân của bạn có thể được khám bệnh telemedicine so với thăm khám trực tiếp sau đại dịch?”. Kết quả khảo sát cho thấy, các bác sĩ tin rằng việc bồi hoàn là một thách thức đối với y tế từ xa. Một thách thức khác là khả năng tiếp cận công nghệ của bệnh nhân.

“Mặc dù việc sử dụng và những tác dụng của telemedicine đã được mở rộng trong đại dịch COVID-19, nhưng thực tế tốt nhất vẫn là bệnh nhân được thăm khám trực tiếp tại bệnh viện.” Tiến sĩ Cardinale Smith  – giám đốc chất lượng của các dịch vụ ung thư tại Hệ thống Y tế Mount Sinai, Thành phố New York, cho biết trong một email gửi đến báo.

Cuộc khảo sát trực tuyến gồm 20 đầu mục, được gửi đến 1038 bác sĩ chuyên khoa. Mục đích là để đánh giá quan điểm của họ về vai trò hiện tại và tương lai của telemedicine trong bệnh ung thư. Có rất ít người được hỏi đã tham gia vào các đợt khám bệnh từ xa dưới bất kỳ hình thức nào trước đại dịch (khoảng 19%, 198/1038). Vào thời điểm khảo sát, hầu hết mọi người đã tham gia thăm khám cả bằng điện thoại, video (84%, 872/1038). Đáng chú ý, 93% người được hỏi cho biết “không bao giờ” hoặc “hiếm khi” khi được hỏi về tần suất sai sót, kết quả bất lợi phát sinh trong lần khám bệnh từ xa.

Những người tham gia cũng được hỏi về cách sử dụng điện thoại, video so với thăm khám trực tiếp, liên quan đến một loạt các tình huống lâm sàng phổ biến. Đối với việc xem xét dữ liệu, cho thấy:

  Khoảng 40% cho biết nó tốt hơn nhiều/tốt hơn một chút so với khám bệnh trực tiếp.

  Trong đó có chưa đến 20% cho biết thăm khám trực tiếp tốt hơn/có phần tốt hơn nhiều.

  Khoảng 40-50% còn lại cho biết không nhận thấy sự khác biệt giữa hai hình thức tiếp cận này.

Các tình huống lâm sàng khác cũng liên quan đến việc tái khám cho các bệnh nhân theo dõi, điều trị duy trì, các bệnh lý ác tính, các quyết định về thủ tục, quyết định trị liệu, đánh giá các biến chứng của liệu pháp, thiết lập kết nối cá nhân với bệnh nhân/người nhà.

“Telemedicine hoạt động tốt đối với các loại thăm khám không phức tạp và kém hiệu quả hơn đối với thăm khám trực tiếp khi mức độ phức tạp của bệnh lý bệnh nhân tăng lên.” Các tác giả khảo sát đã thống nhất.

Nhìn nhận vấn đề

Mount Sinai’s Smith nói rằng, thực tế cần phải xem xét kỹ lưỡng để thiết lập hình thức tương tác tối ưu nhất giữa người bệnh và bác sĩ, đó là mặt hạn chế của nghiên cứu. “Poster không đề cập đến loại ung thư được điều trị bởi các bác sĩ tham gia khảo sát, hoặc các phương pháp điều trị đang được áp dụng (uống thuốc, tiêm).” Phần lớn bệnh nhân điều trị ung thư đang sử dụng hình thức điều trị truyền dịch, đòi hỏi thăm khám trực tiếp. Nhưng tỷ lệ bệnh nhân truyền dịch khác nhau tùy theo loại, giai đoạn bệnh. Tóm lại, có nhiều biến số mà các câu hỏi rộng trong khảo sát không đưa ra được, bao gồm sự khác biệt giữa các bệnh nhân được điều trị tích cực và những người sống sót. Smith cho biết.

Các tác giả cuộc khảo sát thừa nhận rằng, sau đại dịch, sử dụng thuốc từ xa sẽ phụ thuộc một phần vào các tác nhân bên ngoài đối với bác sĩ. “Các quy trình làm việc lâm sàng và các phương pháp hay nhất không thể thực hiện được cho đến khi có các chính sách, quyết định, cấp phép và bồi hoàn được giải quyết. Những điều này cần được kiểm tra lại khi các chính sách trở nên rõ ràng hơn, áp lực đại dịch Covid-19 giảm bớt.” Các tác giả đề xuất: “Cần phải suy nghĩ cẩn thận về việc sửa đổi các quy định để duy trì điều trị từ xa, sử dụng sau đại dịch”.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.