Tổng quan bệnh động kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày cập nhật: 04/01/2022

Động kinh là bệnh phổ biến và tỷ lệ hiện mắc đang có xu hướng gia tăng ở các nước phát triển. Thực tế có rất nhiều thể động kinh nhưng cho đến nay cơ chế bệnh sinh vẫn đang còn là một ẩn số. Hãy cùng Doctor 4U tìm hiểu tổng quan bệnh động kinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh động kinh

Nhiều người nhầm tưởng co giật là động kinh. Tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Co giật chỉ là một khía cạnh rất nhỏ trong tổng thể bệnh lý động kinh mà bạn cần biết.

Theo y văn thì động kinh là những cơn ngắn, định hình, đột ngột, có khuynh hướng chu kỳ và tái phát do sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương. Động kinh có thể được ghi nhận bằng các sóng bất thường trên điện não đồ. Bình thường, động kinh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh sóng điện não. 

Nguyên nhân động kinh là gì?

Bản chất động kinh vẫn còn là một bí ẩn. Nên có rất nhiều nguyên nhân giả định được tìm thấy. Hiện tại nguyên nhân động kinh được phân thành 2 loại:

1. Động kinh vô căn

Động kinh vô căn hay nói cách khác là không tìm thấy các yếu tố thúc đẩy dẫn tới bệnh lý. Người ta tìm thấy trong 10-15% các trường hợp liên quan tới yếu tố di truyền. Và đột biến gen đơn độc di truyền của các thụ thể nicotinic, acetylcholine, kênh kali.

2. Động kinh có triệu chứng

Động kinh có triệu chứng điều này đồng nghĩa phải có tổn thương não mắc phải. Trên thực tế người ta đã tìm thấy rất nhiều nguyên nhân làm khởi phát bệnh lý động kinh như:

– Chấn thương não

– U não: phần lớn u trên lều chiếm tỷ lệ cao và thương là các u lành tính. Rất ít khi do các ác tính hoặc di căn từ các loại ung thư khác.

– Tai biến mạch máu não

– Dị dạng mạch máu não

– Nhiễm khuẩn nội sọ

– Áp xe não

– Viêm não, viêm màng não

– Ký sinh trùng

– Một số nguyên nhân ít gặp như rượu, rối loạn điện giải, ngộ độc thuốc….

Làm thế nào để nhận biết bệnh động kinh?

Triệu chứng lâm sàng bệnh động kinh đa dạng. Đôi khi dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các bệnh lý khác như hạ glucose máu, thiểu năng tuần hoàn não, cơn ngất…

Để tổng quan và dễ nhận biết, động kinh được chia thành các thể lâm sàng:

1. Cơn cục bộ

– Cơn động kinh cục bộ đơn thuần vận động hay có tên gọi khác là cơn Bravais – Jackson. Nguyên nhân do tổn thương thùy trán nên dẫn tới triệu chứng giật khu trú nửa người lan từ phần này đến phần khác. Mất ý thức xảy ra khi cơn động kinh lan lên mặt. Trong đó cơn cục bộ cảm giác ít gặp hơn và có thể xuất hiện cùng với cơn cục bộ đơn thuần vận động.

– Cơn cục bộ phức tạp là một nhóm các triệu chứng bao gồm cảm giác và vận động. Người bệnh có thể cảm thấy ngửi mùi khó chịu, cảm giác chưa nhìn thấy, sợ, lo âu, cười ép buộc kèm theo các động tác tự động như cơn nhai, liếm miệng, tặc lưỡi, nuốt nước miếng…

– Cơn cục bộ hóa toàn thể là bắt đầu từ cục bộ sau đó chuyển nhanh sang cơn lớn và toàn thể hóa với nhiều triệu chứng phối hợp.

2. Cơn toàn thể

Các cơn động kinh lớn có xu hướng xảy ra ở tất cả các vùng của não và được chia thành 5 thể nhỏ:

– Cơn vắng ý thức (cơn bé): gồm nhiều triệu chứng nhưng tựu chung lại có một số đặc điểm nổi bật như thường gặp ở trẻ em, cơn ngắn và xuất hiện nhiều cơn trong ngày. Ví dụ như trẻ đột ngột mất ý thức hoàn toàn nên bất động, làm rơi chén đũa, ngưng công việc….

– Cơn cứng – giật cơ (cơn lớn ): Đây là thể thường gặp có các triệu chứng báo trước như bất thường cảm giác, rối loạn vận động, co cứng cơ chi trên… Sau đó cơn động kinh xuất hiện theo từng giai đoạn khác nhau từ giai đoạn co cứng, giai đoạn giật đến giai đoạn duỗi.

– Cơn giật cơ

– Cơn mất trương lực

– Cơn co cứng cơ

3. Cơn bổ sung

Đây là một loại động kinh còn khá mới và việc chẩn đoán đang còn gặp nhiều khó khăn. Cơn bổ sung gồm 2 loại:

– Động kinh liên tục: Cơn này liên tiếp cơ kia và giữa các cơn không rối loạn ý thức

– Trạng thái động kinh là các cơn liên tục nhau và giữa các cơn có rối loạn ý thức, thường là bệnh nhân hôn mê.

Cách điều trị động kinh

Tùy theo từng thể, nguyên nhân, tổn thương não bộ mà động kinh có hướng xử trí khác nhau. Đối với chế độ điều trị bệnh nhân cần có sự kết hợp giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình. Bởi điều trị động kinh liên quan tới:

– Chế độ tiết thực, sinh hoạt, lao động

– Tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc dùng thuốc chống động kinh để tránh khởi phát các triệu chứng. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên tắc sử dụng thuốc động kinh mà Doctor4U sẽ chia sẻ ở bài viết tiếp theo.

– Động kinh có thể điều trị bằng phẫu thuật trong một số trường hợp nhất định như động kinh cục bộ toàn thể hóa, động kinh do các nguyên nhân liên quan tới dị dạng mạch máu, u não…

Doctor4U quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, đến từ các bệnh viện lớn. Họ đều là những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II có nhiều kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh.

Sử dụng app đặt lịch khám từ xa Doctor4U, bạn và gia đình sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng, đa dạng tiện ích và giá cả hợp lý nhất. Để tải được app, vui lòng tìm kiếm “Doctor4U” trên nền tảng CH Play hoặc App Stores.

Tải app trên Google play:  http://bit.ly/Doctor4U-GG-Play

Tải app trên App store: http://bit.ly/Doctor4U

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm tìm hiểu về dịch vụ của phòng khám, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636508/0936.56.1212 hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.