Các giai đoạn bệnh Sốt xuất huyết và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngày cập nhật: 15/12/2022

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát vào mùa mưa, thời điểm giao mùa (đặc biệt từ tháng 7 đến tháng 11). Đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi, truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về bệnh lý sốt xuất huyết.

1. Phân loại sốt xuất huyết 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sốt xuất huyết được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm không có biến chứng và nhóm có biến chứng nặng. Phân loại này được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 2011. 

Phân loại sốt xuất huyết

1.1. Sốt xuất huyết không biến chứng 

Đây là sốt xuất huyết thể nhẹ, khi người bệnh nhiễm virus Dengue nhưng không có các biến chứng. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà như một bệnh sốt thông thường. Tuy nhiên, khi người bệnh sốt xuất huyết ở thể nhẹ vẫn có khả năng chuyển sang thể nặng do chăm sóc sai cách và cần điều trị tích cực để tránh các biến chứng nặng nề. 

Triệu chứng bệnh ở giai đoạn này thường nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt, cảm, phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm: Sốt kèm đau hốc mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương khớp, buồn nôn, nôn… Các triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 4 – 7 ngày và có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc đúng cách.

1.2. Sốt xuất huyết có biến chứng nặng 

Bệnh sốt xuất huyết thể nặng có liên quan đến tình trạng chảy máu, rò rỉ huyết tương nghiêm trọng, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể. Bệnh trở nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe doạ tính mạng người bệnh.  

Các triệu chứng bệnh bao gồm triệu chứng của thể nhẹ và các triệu chứng khác như: 

  • Xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da 
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng 
  • Nôn ói ra máu hoặc có máu trong phân (xuất huyết nội tạng) 
  • Người bệnh nôn nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ẩm 
  • Người mệt mỏi, li bì, choáng. 

1.3. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em 

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường có dấu hiệu sốt cao từ ngày thứ 3, nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đường hô hấp. Điều này làm tăng nguy cơ tiến triển và biến chứng của bệnh.

2. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết 

Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn hồi phục. 

Các giai đoạn lâm sàng của sốt xuất huyết

2.1. Giai đoạn sốt 

Sau khi bị nhiễm virus Dengue, người bệnh thường ủ bệnh trong vòng 4 – 7 ngày, có khi 14 ngày. Sau đó, xuất hiện các biểu hiện: 

  • Sốt cao liên tục hoặc sốt cao đột ngột, từ 39 – 40 độ, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt. 
  • Các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, đau họng, đau vùng thượng vị và tiêu chảy, đau đầu, nhức hai bên hốc mắt, da xung huyết, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, phát ban, chán ăn, buồn nôn, đau nhức các khớp,… 

Đối với trẻ em, triệu chứng phổ biến là sốt kèm đau họng, đau bụng. Sau 3 ngày, trẻ sẽ hạ sốt. Đến ngày thứ 8 thường xuất hiện các xuất hiện nhẹ như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Các nốt ban thường xuất hiện ở thân mình, sau đó lan lên mặt, các chi, lòng bàn tay, bàn chân gây ngứa. 

2.2. Giai đoạn nguy hiểm 

Giai đoạn nguy hiểm được tính từ ngày 3 – 7 sau khi bị sốt. Người bệnh có thể giảm hoặc còn sốt, xuất hiện các trường hợp nhiễm trùng thứ phát như: hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Các triệu chứng nặng của bệnh có thể gặp phải như: 

  • Triệu chứng thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch 
  • Người bệnh có thể bị tràn dịch màng phổi: triệu chứng đau ngực khi thay đổi tư thế, căng tức nặng ngực, khó thở. 
  • Triệu chứng tràn dịch màng bụng: chướng bụng, bụng to nhanh. 
  • Đau tức vùng dưới sườn hoặc vùng thượng vị do gan to, vật vã, li bì, chân tay lạnh, da lạnh ẩm, tiểu ít. 
  • Xuất huyết dưới da: các nốt hoặc mảng xuất huyết, thường xuất hiện ở mặt trước hai chân, mặt trong cánh tay, đùi, mạng sườn, bụng. 
  • Tình trạng xuất huyết nội tạng: xuất huyết đường tiêu hoá, xuất huyết phổi, xuất huyết não… 
  • Hay các biến chứng khác như: viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não, suy thận… 

Trong giai đoạn này, người bệnh cần được chăm sóc kỹ càng, quan sát các triệu chứng lâm sàng và giám sát bởi nhân viên y tế. 

2.3. Giai đoạn hồi phục

Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm 1 – 2 ngày, người bệnh hết sốt và dần hồi phục sức khỏe. Huyết áp cơ thể dần ổn định, tiểu nhiều hơn và thèm ăn hơn. Các chỉ số xét nghiệm dần trở về mức bình thường. Trong giai đoạn này, người nhà cần chăm sóc người bệnh cẩn thận đúng cách. Nếu không được chăm sóc kỹ càng, người bệnh có thể bị phù phổi hoặc suy tim. 

3. Phòng ngừa bệnh lý sốt xuất huyết 

Các tốt nhất để phòng ngừa sốt xuất huyết là diệt muỗi và phòng muỗi đốt: 

Phòng ngừa sốt xuất huyết

  • Ngăn ngừa muỗi sinh sản: Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ trứng, diệt loăng quăng. Vệ sinh thường xuyên các dụng cụ chứa nước như xô, chậu, lu,… Đồng thời, phát quang vườn rậm, thu gom các vật dụng phế thải quanh môi trường sống. 
  • Phòng muỗi đốt bằng cách: Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, thả màn (mùng) để tránh muỗi đốt. Sử dụng các bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt…
  • Phòng lây lan dịch bệnh: Không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn, cho người bệnh ngủ trong màn.

Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng và chi phí điều trị. Mọi người cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh và loại bỏ muỗi vằn xung quanh môi trường sống.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.