10+ loại xét nghiệm mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua

Ngày cập nhật: 20/12/2022

Dưới đây là 10+ xét nghiệm mà theo các chuyên gia Y tế, phụ nữ cần thực hiện thường xuyên, định kỳ. Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm cũng như phòng ngừa bệnh tật, nâng cao chất lượng sống cho nữ giới. Hãy cùng DOCTOR4U tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khám phụ khoa 

Phụ nữ nên khám phụ khoa bắt đầu từ độ tuổi 13 – 15 và kiểm tra định kỳ hàng năm từ năm 21 tuổi trở đi. Những bệnh lý phụ khoa là bệnh lý hàng đầu ở nữ giới cần được chăm sóc và đề phòng kịp thời. 

Khám phụ khoa ở nữ giới

Chị em cần kiểm tra về tình trạng kinh nguyệt, vú, tử cung, buồng trứng, sức khỏe sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

2. Khám lâm sàng tuyến vú

Phụ nữ cần kiểm tra lâm sàng tuyến vú từ năm 20 tuổi và khám chu kỳ 3 năm một lần từ 20 – 39 tuổi. Sau tuổi 40, cần khám sức khỏe tuyến vú hàng năm. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà theo chu kỳ hàng tháng hoặc nhiều hơn. Nếu phát hiện những u cục hoặc dấu hiệu bất thường ở vú cần đi khám tại các cơ sở y tế. 

3. Chụp nhũ ảnh 

Chụp nhũ ảnh là phương pháp dùng tia X liều thấp để kiểm tra các mô tại vùng ngực. Đây là xét nghiệm hiệu quả trong việc dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú. Những người sau tuổi 40 cần chụp nhũ ảnh hàng năm để tầm soát. 

Chụp X quang vú ở nữ giới

4. Xét nghiệm phiến đồ âm đạo 

Xét nghiệm phiến đồ âm đạo là lấy các tế bào từ cổ tử cung để sàng lọc ung thư. Theo các chuyên gia y tế, xét nghiệm này được khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 – 65. Nếu có kết quả bất thường, người bệnh cần được xét nghiệm HPV để sàng lọc nguy cơ cao virus HPV. 

5. Xét nghiệm HPV

HPV là chủng virus u nhú ở người – đây được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. HPV có thể gây ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Xét nghiệm được thực hiện đồng thời xét nghiệm phiến đồ âm đạo. Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi được khuyến nghị kiểm tra 5 năm một lần. 

6. Khám tiểu đường

Bắt đầu từ tuổi 45, chị em cần kiểm tra đường huyết, chỉ số HbA1c 3 năm một lần và sớm hơn nếu có những yếu tố béo phì hoặc tiền sử gia đình. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch và đang gia tăng do tình trạng béo phì. Do đó, kiểm tra sớm bằng định lượng glucose huyết tương lúc đói hoặc HbA1c là xét nghiệm cần thiết. 

7. Khám mỡ máu 

Các xét nghiệm sinh hoá giúp kiểm tra nguy cơ tim mạch, đo hàm lượng cholesterol, triglycerid trong cơ thể. Các xét nghiệm này cần được thực hiện sau độ tuổi 30 và đặc biệt ở những người béo phì, có tiền sử gia đình. Những phụ nữ sau tuổi 45 nên khám sàng lọc 3 – 5 năm một lần. Ngoài ra, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng thuốc để làm giảm các chỉ số này nếu cần. 

8. Nội soi đại tràng

Ung thư đại tràng là một trong ba loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ. Việc nội soi đại tràng có thể phát hiện và điều trị sớm loại ung thư này. Những người viêm đại tràng hoặc có tiền sử gia đình ung thư đại tràng cần khám sàng lọc từ năm 13 – 18 tuổi. Những người có nguy cơ cao như mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, viêm đường ruột (Crohn) cần được sàng lọc từ năm 20 – 49 tuổi. Phụ nữ nên đi nội soi đại tràng 10 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 45. 

9. Đo mật độ xương

Phụ nữ sau tuổi mãn kinh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Do đó, phụ nữ trên 65 tuổi cần đo mật độ xương hai năm một lần. Nếu có các yếu tố loãng xương như rối loạn ăn uống, lối sống ít vận động… chị em cần kiểm tra sớm hơn. 

làm quen với phương pháp đo mật độ xương BMD

Đo mật độ xương và các chỉ số 

Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X Quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất trong xương. 

10. Kiểm tra chức năng tuyến giáp 

Xét nghiệm miễn dịch và siêu âm tuyến giáp giúp tầm soát và phát hiện sớm các vấn đề tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp. Kiểm tra tuyến giáp nên được thực hiện từ 19 – 49 tuổi ở những phụ nữ có tiền sử gia đình. Ở những phụ nữ trên 50 tuổi, nên kiểm tra định kỳ 5 năm một lần.

 

Khám sức khỏe tổng quát nữ bao gồm khám chi tiết các cơ quan, ngoài ra còn khám một số cơ quan liên quan đến sinh dục cho nữ, tầm soát các bệnh ở các cơ quan sinh dục nữ. Khám sức khỏe tổng quát rất cần thiết giúp nhận biết sớm các bệnh lý và nguy cơ bệnh. Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về các gói khám tại DOCTOR4U khách hàng liên hệ qua số hotline để được tư vấn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.