Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để nhanh khỏe

Ngày cập nhật: 11/04/2023

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để nhanh khỏe? Tìm hiểu chi tiết tại đây cùng bác sĩ DOCTOR4U

Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể mất nước, thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn tới thể trạng mệt mỏi, gầy sút. Vì vậy dạ dày cần được tiếp sức để có thể hồi phục thật nhanh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Vậy ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.  

1. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm luôn là chủ đề “hot” được nhiều người quan tâm. Không ít các ca tử vong xảy ra do sự chủ quan của người bệnh. Vì vậy nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và sơ cứu kịp thời giúp bạn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nặng.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm mà bạn nên biết:

– Đau bụng râm ran hoặc đau bụng quặn dữ dội.

– Buồn nôn, nôn liên tục. Sau nôn hết thức ăn người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

– Tiêu chảy kéo dài. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà người bệnh có thể bị tiêu chảy kèm theo phân nhầy, phân máu,…

– Chán ăn, mệt mỏi, lả người.

– Sốt nhẹ, sốt cao kéo dài.

– Các dấu hiệu mất nước do nôn và tiêu chảy kéo dài như khát nước, khô miệng, đi tiểu ít,…

– Co giật, đau đầu, hoa mắt, lơ mơ, khó thở… là những dấu hiệu nặng của tình trạng ngộ độc thực phẩm mà bạn nên chú ý.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

2. TOP những thực phẩm nên sử dụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? là chủ đề được nhiều người quan tâm. Bởi dinh dưỡng đúng cách giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, đặc biệt là các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai,…

Dưới đây là chế độ ăn uống chuẩn y khoa sau khi bị ngộ độc mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Nước

Ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như nôn, tiêu chảy,…khiến cơ thể mất nước. Nếu không bù đủ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như rối loạn điện giải, suy thận cấp,… Tuy nhiên không phải loại nước nào cũng có thể sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi bổ sung nước:

– Nên sử dụng nước theo nhu cầu của người bệnh. Đối với các trường hợp mất nước nặng cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

– Sử dụng các chế phẩm nước như nước khoáng, nước ép trái cây nguyên chất, nước hầm canh hoặc chế phẩm oresol pha loãng…

– Không sử dụng các loại nước ngọt đóng chai vì hàm lượng glucose cao gây ra tiêu chảy thẩm thấu.

2.2.Trà gừng

Trà gừng là một gợi ý hay khi các triệu chứng ngộ độc thực phẩm đang ở đỉnh điểm. Bởi trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm co thắt dạ dày, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa, tăng khả năng trao đổi và chống đầy hơi. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu y học, gừng tươi có chứa các hoạt chất Gingerol giúp làm giảm đau rất hiệu quả.

Bạn có thể dùng một vài lát gừng tươi với khoảng 100ml nước nóng và đun sôi trong khoảng 5 phút. Sử dụng 02 ly trà gừng/ngày giúp giảm các cơn đau bụng hiệu quả.

Trà gừng là một trong những thực phẩm tốt cho người mới ngộ độc thực phẩm

2.3. Chế độ ăn nhẹ

Ngộ độc thực phẩm khiến dạ dày luôn trong tình trạng tăng co thắt. Vì vậy nên giảm tải áp lực cho dạ dày bằng cách sử dụng các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa trước như cháo loãng, rau củ nấu mềm,… Đồng thời hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì chúng có thể gây đầy bụng và khiến tình trạng khó chịu trở nên nghiêm trọng hơn.

2.4. Trái cây

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì thì câu trả lời không thể thiếu đó chính là hoa quả tươi. Bởi các chất dinh dưỡng từ trái cây giúp cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hồi phục nhanh chóng. Đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể thanh lọc toàn các vi khuẩn, độc tố ra bên ngoài.  Bạn có thể sử dụng các loại trái cây tươi theo mùa kết hợp với sữa chua không đường để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.  

3. Những lưu ý về chế độ ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đào thải độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc như thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy,… khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Đồng thời hạn chế các thực phẩm có chưa các chất kích thích như rượu, bia, cafe,… để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng,… cũng cần hạn chế cho tới khi cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Trên đây là những thông tin về chủ đề ngộ độc thực phẩm nên ăn gì mà Doctor4U muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin cần tư vấn và liên hệ đặt lịch, vui lòng gọi hotline: 024.32.212.212.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.