Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cách xử lí nhanh tránh biến chứng, tử vong

Ngày cập nhật: 26/03/2024

Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cách xử lí nhanh tránh biến chứng, tử vong

Ngày đăng: 15/09/2016 Làm sao để phòng ngừa bệnh cũng như biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra? Cách tốt nhất mà bất kì ai cũng cần biết là phải nắm được các dấu hiệu cảnh báo và cách xử lý nhanh nhất.

Bệnh đột quỵ đe dọa tính mạng của con người trên toàn cầu

Đột quỵ (hoặc các cơn tai biến mạch máu não) là tình trạng rối loạn chức năng tuần hoàn não, xảy ra do lưu lượng máu tới não giảm đi vì bị ngăn cản đột ngột do cục máu đông từ buồng tim lên mạch máu não hay mạch máu não bị vỡ. Tình trạng này có thể làm cho các tế bào não bị mất chức năng hoặc chết, từ đó gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, suy giảm trí nhớ, hôn mê…

Điều đáng nói là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim – mạch và ung thư này đang ngày càng đe dọa tính mạng của con người trên toàn cầu. Theo thống kê, hàng năm tại Mỹ có khoảng 700.000 – 750.000 bệnh nhân mới và tái phát bệnh đột quỵ. Tại Pháp, 12% tử vong ở người già do nguyên nhân đột quỵ não, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong. Ở châu Á, theo Hiệp hội thần kinh các nước Đông nam Á, tỷ lệ mới mắc đột quỵ não là: Nhật bản từ 340 – 523/100.000 dân; Trung quốc 219/100.000 dân… Còn ở Việt Nam, số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc cho thấy: Trong ba năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có chiều hướng tăng lên từ 1,7% – 2,5%. Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và số người sống sót phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động sau đột quỵ là 90%.

Bệnh đột quỵ đe dọa tính mạng của con người trên toàn cầu

Vậy làm sao để phòng ngừa bệnh cũng như biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra? Cách tốt nhất mà bất kì ai cũng cần biết đó là nắm được các dấu hiệu cảnh báo và cách xử lý nhanh nhất khi phát hiện bệnh.

Một số dấu hiệu dễ nhận biết của cơn đột quỵ

Theo cảnh báo của các chuyên gia thần kinh, nếu bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não, bệnh nhân thường có những biểu hiện cụ thể nhất ở thị lực, mặt, giọng nói, nhận thức, thần kinh…

Cụ thể là người bệnh sẽ bị mất thị lực một cách đột ngột, không còn thấy gì. Khi quan sát mặt người bệnh sẽ thấy biểu hiện liệt mặt, méo miệng. Người bệnh cũng bị đau đầu đột ngột, cơn đau nghiêm trọng kèm theo chóng mặt, mất ý thức với mọi người, mọi việc xung quanh. Lúc này, người bệnh nói ngọng, méo giọng hoặc không nói được gì, chân tay cũng không cử động được, trong trường hợp nghiêm trọng có thể còn gặp tình trạng liệt nửa người, hôn mê…

Đột quỵ là bệnh ảnh hưởng đến não bộ nên ngay từ trước khi bệnh trầm trọng, người bệnh cũng có thể xuất hiện nhiều triệu chứng cảnh báo. Nhưng vì những triệu chứng đó không rõ rệt, dễ nhầm lẫn nên thường bỏ qua.

Ngay từ trước khi bệnh trầm trọng, người bệnh cũng có thể xuất hiện nhiều triệu chứng cảnh báo.

Vậy nên, bất kì ai cũng cần nắm được cả những triệu chứng ít ngờ tới nhất

Không cần phải chờ đến khi mất hẳn thị lực, nếu thấy thị lực giảm, nhìn mờ dần một bên hoặc cả 2 mặt thì phải nghĩ đến cả khả năng mình sắp bị đột quỵ. Vì dấu hiệu này chỉ người bệnh mới biết nên nếu không may gặp phải, bạn cần thông báo với người khác để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

Trước khi chính thức bị đột quỵ, người bệnh cũng có thể rơi vào tình trạng lơ mơ, không nhận thức được những gì đang diễn ra hoặc lo lắng mơ hồ, tim đập nhanh. Nếu kèm theo biểu hiện nói năng lắp bắp, không diễn đạt rõ ý, khó nói và đau đầu thì khả năng gặp đột quỵ càng cao hơn.

Bên cạnh đó, qua quan sát, biểu hiện trên mặt của người bị đột quỵ lúc ban đầu có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Dấu hiệu này rõ nhất khi họ nói hay cười. Còn với chân tay, cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, đi lại.

Xử lý đúng cách khi phát hiện bệnh đột quỵ sẽ tăng cơ hội sống sót

Bệnh nhân bị đột quỵ cần phải được chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt

Người có những dấu hiệu trên thì khả năng đang bị đột quỵ là rất cao. Khi phát hiện ai đó có nhiều hơn một trong các triệu chứng ở trên, hãy khẩn trương gọi cấp cứu và kịp thời tiến hành sơ cứu đúng cách cho bệnh nhân bằng cách đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương, đặt họ nằm xuống chỗ thoáng.

Nếu người bệnh còn tỉnh táo hoặc có dấu hiệu sắp hôn mê, cần loại bỏ hết đờm nhớt, dị vật trong miệng để họ dễ thở. Nên để bệnh nhân nằm nghiêng một bên, đầu hơi nâng lên để dễ thở hơn. Bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu tê liệt thì cần cho nằm nghiêng về phía cơ thể không bị liệt.

Nếu bệnh nhân bị đột quỵ hôn mê thì ngoài những động tác sơ cứu như trên còn cần chú ý thêm đến mạch – hô hấp và tiến hành hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

Trong mọi trường hợp đều không được tự ý cho bệnh nhân ăn uống hay dùng loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Không thực hiện các biện pháp sơ cứu theo cách dân gian như cạo gió, cúng vái, cắt lể… Ngay khi có xe cấp cứu hoặc có đủ phương tiện, cần di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đủ điều kiện chữa trị. Nên di chuyển bệnh nhân càng nhanh càng tốt, tránh đi quá lâu có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị đột quỵ cần phải được chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 3 tiếng đầu xảy ra cơn đột quỵ có thể đảm bảo cho bệnh nhân tránh nguy cơ tử vong và những di chứng về thần kinh và vận động.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.