Xử trí chảy máu cam ở người cao tuổi

Ngày cập nhật: 26/03/2024

Xử trí chảy máu cam ở người cao tuổi

Chảy máu cam rất dễ xảy ra, nhất là ở người cao tuổi vốn do sự lão hóa của hệ tim mạch, sự già đi và teo nhỏ của các mô, mạch máu và những thay đổi bất lợi của các chu trình sinh học liên quan tới tạo máu và đông máu. Phần lớn các trường hợp chảy máu mũi là lành tính, tự cầm và có thể tự xử trí tại nhà.

Chảy máu cam có thể xuất hiện đơn lẻ tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ sức khỏe nào đó. Người cao tuổi bị chấn thương, va đập mũi hoặc do tổn thương các tĩnh mạch nhỏ ở mũi… thì dễ bị chảy máu cam. Đối với người cao tuổi, hơi ẩm do mũi sản sinh có khuynh hướng khô đi làm cho lớp màng mỏng manh của mũi cần làm ẩm trở nên giòn hơn và dễ vỡ vì khô nhanh. Lúc này, các tĩnh mạch nhỏ bị tổn thương vì không có lớp màng bảo vệ, bởi vậy, ngay cả khi xì mũi quá mạnh hoặc hắt hơi cũng có thể làm vỡ một trong các tĩnh mạch và gây chảy máu cam. Ngoài ra, một số người cao tuổi do ăn nhiều đồ nóng, cay, uống rượu cũng có thể dẫn đến chảy máu cam… Đối với trường hợp thông thường, khi chảy máu cam cần cách xử trí đúng như sau:

Đầu tiên, tránh ngửa đầu ra phía sau, thay vào đó hãy cúi đầu về phía trước để tránh máu chảy ngược xuống họng. Thở bằng mũi một cách nhẹ nhàng để loại trừ những cục máu gây cản trở các mạch máu làm khó thở.

Dùng hai ngón tay bóp vào phần mềm bên ngoài của mũi cho máu ngừng chảy và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 phút. Nếu nặng hơn, nên nhét một miếng vải dài, sạch ấn chặt vào mũi rồi chuyển người bệnh ngay đến nơi cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để cầm máu và tìm nguyên nhân giải quyết triệt để.

Đối với một số người cao tuổi đang mắc bệnh mạn tính phải dùng thuốc aspirin, wafarin, ibuprofen… có thể bị tác dụng phụ mà dẫn đến chảy máu cam. Hoặc người cao tuổi mắc một số bệnh cấp tính như sởi, cúm, sốt xuất huyết, thương hàn, bệnh tim mạch, viêm cầu thận… Nếu chảy máu cam tái phát hoặc sau khi thực hiện những cách trên vẫn không ngưng chảy, cần đến bác sĩ để thăm khám và tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, để phòng chảy máu cam khi xì mũi, nên xì nhẹ từng bên một để không làm mũi bị căng ra. Khi hắt hơi, không nên ngậm miệng lại, nếu không sẽ tạo sức căng cho các mạch của mũi dễ chảy máu cam.

Người cao tuổi cần tránh va chạm gây chấn thương cho mũi, không dùng tay để ngoáy mũi. Hằng ngày, nên ăn nhiều trái cây và rau củ tươi để cung cấp thêm vitamin. Có thể uống thêm viên bổ sung vitamin C để làm khỏe các mạch máu, vitamin K giúp kiểm soát việc chảy máu. Uống đủ nước để tránh khô mũi nhất là về mùa hanh khô, mùa lạnh. Không ăn đồ cay, nóng, không uống rượu. Duy trì độ ẩm hợp lý trong nhà để tránh hít thở không khí hanh khô vào mùa lạnh và ngột ngạt vào mùa nóng để phòng chảy máu cam. Nếu mắc một số bệnh liên quan đến viêm mũi, xoang cần điều trị triệt để.

Theo BS Phạm Thị Bích/SKĐS

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.