Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là biến cố xảy ra trong mạch máu làm tổn thương não. Thông thường, máu lưu thông ổn định trong mạch máu và đi lên não giúp não hoạt động. Tuy nhiên, có những trường hợp bất thường mà mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, làm gián đoạn quá trình cung cấp máu và oxy đến não, khiến các tế bào não bị tổn thương và dần hoại tử.
Nếu não bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể tử vong. Nếu may mắn sống sót, người bệnh có thể phải gánh chịu rất nhiều di chứng, những di chứng đột quỵ phổ biến nhất là: Liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm thị lực,…
Tai biến không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở cả những người trẻ tuổi. Hiện nay, tỷ lệ tai biến xảy ra ở người trẻ càng ngày càng gia tăng, do vữa giãn mạch máu não. Còn ở người lớn tuổi thường do xơ vữa động mạch hoặc vỡ mạch máu trên não. Tai biến mạch máu não ở người trẻ thường nặng hơn, để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tình trạng đột quỵ dẫn đến liệt nửa người có nguyên nhân chủ yếu do xuất huyết não. Hoặc các bệnh về mạch máu gây chèn ép làm quá trình vận chuyển máu kém, dẫn tới thiếu máu cục bộ gây đột quỵ và liệt nửa người.
Nếu não bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh đột quỵ có thể tử vong.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây liệt nửa người khác:
– Tổn thương não, khối u, áp – xe
– Bệnh phá hủy vỏ bọc quanh tế bào thần kinh
– Mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn
– Bệnh nhân mắc các bệnh lý về não như: viêm não,…
– Bệnh truyền nhiễm do poliovirus
– Rối loạn tế bào thần kinh vận động trong thân não, vỏ não và tủy sống.
Các nhóm đối tượng dễ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường bao gồm:
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh đột quỵ thường được hỗ trợ tập vật lý trị liệu.
Câu hỏi đặt ra, vậy ai là người dễ bị liệt khi đột quỵ? Trên thực tế ghi nhận cho thấy khi mắc đột quỵ ai cũng có thể bị liệt 1 bên. Và những đối tượng dễ mắc nặng hơn là người mắc các bệnh như huyết áp cao, tim mạch, u não,… Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ tái phát khá cao. Người gặp tai nạn, va chạm và bị chấn thương vùng đầu; Những người bị bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt bị nhiễm trùng huyết và áp xe cổ lan đến não do không được điều tri kịp thời; Người mắc các bệnh về mạch máu như bị viêm mạch máu,…khi mắc khiến tình trạng đột quỵ dễ bi liệt 1 bên.
Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và dự phòng căn bệnh này tái phát đa số người bệnh đều được điều trị bằng thuốc để phục hồi vùng não đã bị tổn thương. Quá trình điều trị này cần được thực hiện sớm, kĩ càng và phải rất kiên trì để đạt hiệu quả cao. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh đột quỵ thường được hỗ trợ tập vật lý trị liệu sớm nhất có thể.
Người bệnh liệt nửa người cần tích cực hoạt động và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để có kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị. Tăng cường tập luyện, hoạt động sẽ giúp cơ thể không bị liệt và giúp người bệnh kiểm soát được sức khỏe của mình. Ngoài ra, việc này cũng giúp người bệnh đề phòng loét da do nằm lâu. Để quá trình vật lý trị liệu đạt hiệu quả tốt nhất, cần tạo cho người bệnh một tâm lý điều trị thoải mái, vững vàng nhất.
Vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng cử động của các cơ bị tổn thương. Phương pháp này được điều chỉnh tùy theo từng bệnh nhân. Có thể sử dụng các bài tập trị liệu điều chỉnh những khớp xương: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp háng, khớp gối, khớp ngón chân… với các bài tập gấp, duỗi, đóng, mở khớp.
Bệnh nhân bị liệt nửa người thể cứng sẽ được hướng dẫn nằm, ngồi, đứng và đi, đi thăng bằng… tập cho các cơ, khớp nhanh chóng hồi phục.
Bs.CK1 Đỗ Kiều Anh
Nguồn suckhoedoisong.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.