Tầm quan trọng của đo huyết áp tại nhà
Đo huyết áp là cách tự kiểm soát huyết áp của bản thân, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp, người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, việc đo huyết áp tại nhà có thể góp phần kiểm soát sự tăng/giảm huyết áp bất ngờ để phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, đột quỵ… bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.
Về mặt tâm lý, khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nhà bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng vì áp lực bệnh tật và có động lực để kiểm soát huyết áp của bạn tốt hơn.
Khi nào cần đo huyết áp
Từ 30 – 40 tuổi trở lên nên thường xuyên đo huyết áp, khoảng 1 tháng 1 lần. Nếu thấy huyết áp cao dù chỉ một chút thôi cũng cần đo nhiều lần hơn, ví dụ mỗi tháng 2-4 lần. Trường hợp có bệnh cao huyết áp thật sự, nên đo huyết áp nhiều lần hơn và tốt nhất nên đo hằng ngày. Nếu thấy cần thiết, bác sỹ có thể yêu cầu đo 2-3 lần/ngày hoặc nhiều lần hơn nữa. Chỉ nên dùng một loại máy đo huyết áp để theo dõi thường xuyên. Vì phải đo nhiều lần như vậy nên mỗi gia đình cần có một máy đo huyết áp cho việc kiểm tra huyết áp. Hiện nay, có nhiều loại máy đo huyết áp điện tử chạy bằng pin hoặc điện rất tiện cho người sử dụng và cho kết quả chính xác.
Bạn nên đo huyết áp hàng tuần, nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp thì cần liên lạc với bác sĩ để khám và tư vấn
Đo huyết áp đúng cách tại nhà
Đối với người mới được chẩn đoán tăng huyết áp hoặc người đang trong giai đoạn huyết áp không ổn định, bác sĩ thường yêu cầu đo nhiều lần trong ngày, có thể 3 – 6 lần, hoặc thậm chí nhiều lần hơn. Tuy vậy, ở những người huyết áp đã ổn định, bệnh đã ổn định thì chỉ cần đo 1 vài lần trong ngày là được. Quan trọng là người bệnh nên đo và ghi số đo huyết áp và nhịp tim vào sổ để tiện việc theo dõi trong thời gian dài. Điều này giúp bác sĩ điều chỉnh thuốc.
Ở các cơ sở y tế, bác sĩ thường đo bằng máy đo huyết áp cơ hoặc máy đo huyết áp thuỷ ngân. Tuy nhiên, hiện nay, các máy đo huyết áp điện tử cũng rất chính xác. Mặt khác, sử dụng máy đo huyết áp điện tử đơn giản hơn rất nhiều so với máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp thuỷ ngân. Người bệnh có thể tự mình đo được huyết áp mà không cần nhờ người khác đo hộ. Điều quan trọng là nên chọn máy đo huyết áp đo ở bắp tay, không sử dụng máy đo huyết áp đo ở cổ tay vì đo ở bắp tay sẽ đo huyết áp động mạch cánh tay là huyết áp được khuyến cáo trong việc đo cũng như điều chỉnh thuốc. Như vậy, người bệnh có thể tự đo huyết áp bằng máy đo điện tử loại bắp tay tại nhà.
Hướng dẫn cách đo huyết áp
Nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp, người bệnh cần liên lạc với bác sĩ để bác sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc cho phù hợp.
Một số lưu ý khi đo huyết áp
Máy đo huyết áp này có tính năng phát hiện nhịp tim không đều. Nhịp tim không đều có thể ảnh hưởng tới kết quả đo. Nếu kết quả đo bị ảnh hưởng bởi nhịp tim không đều nhưng kết quả có giá trị, kết quả sẽ hiển thị cùng với biểu tượng báo nhịp tim không đều. Nếu nhịp tim không đều làm cho kết quả đo không có giá trị, kết quả không hiển thị. Nếu biểu tượng nhịp tim không đều xuất hiện thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về nhịp tim của bạn.
Bạn nên đo huyết áp hàng tuần, bắt đầu sau 2 tuần thay đổi chế độ điều trị và trong tuần trước khi đi khám lần kế tiếp và ghi lại chính xác các số đo, mang đến cho bác sĩ xem ở tất cả các lần khám. Huyết áp cần được lấy trung bình của ít nhất 2 lần đo để ra quyết định lâm sàng.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.