Khám sức khỏe tiền hôn nhân cho nữ giới

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Khám sức khỏe tiền hôn nhân đang ngày càng được các bạn nữ tìm hiểu và thực hiện trước khi lập gia đình. Đây là một hành động rất thiết thực và quá đỗi văn minh của một nửa phái đẹp trên thế giới. Nó không những thể hiện trách nhiệm sẵn sàng làm mẹ , làm vợ của người phụ nữ mà nó còn giúp các cặp vợ chồng son sít lại gần nhau hơn để cùng sẻ chia, đồng cảm. Vậy khám sức khỏe tiền hôn nhân cho nữ giới bao gồm những gì? Cùng Doctor4u tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục đích của khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám tiền hôn nhân giúp đánh giá tình trạng sức khỏe chung của chị em phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Hành động này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm chuẩn bị cho chị em tâm lý thật tốt bước vào cuộc sống hôn nhân hòa hợp với một sức khỏe toàn diện. Đó là tiền đề để xây dựng một gia đình trọn vẹn với những đứa con sinh ra hết sức thông minh, khỏe mạnh.

Cuộc sống hôn nhân và tình dục không thể tách rời nhau. Nếu đăng ký thăm khám trước khi kết hôn, đội ngũ nhân viên y tế sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức về cuộc sống tình dục vợ chồng. Hơn thế, là những kiến thức về sức khỏe sinh sản và những bệnh tật có thể lây lan qua đường tình dục.

Theo các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ nên khám sức khỏe tiền hôn nhân từ 3-6 tháng. Đây là khoảng thời gian thích hợp để lên kế hoạch dự phòng và điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân cho nữ giới bao gồm những gì?

99% hạnh phúc của mỗi gia đình được gìn giữ là nhờ công của người phụ nữ. Một người phụ nữ khỏe mạnh là bàn đạp, thước đo chuẩn mực để các thành viên trong gia đình cũng có một sức khỏe cường tráng. Chị em trẻ – khỏe được xét trên cả hai phương diện: Sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản.

1. Khám tổng quát

Các cơ quan trong cơ thể được ví như một nhà máy sản xuất hoạt động theo phương thức dây chuyền. Nếu có một sai sót xảy ra ở cơ quan nào, thì các hệ cơ quan còn lại ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Dó đó, khám  toàn diện đánh giá chung nhất tình trạng sức khỏe của bản thân.

1.1. Xét nghiệm máu

Đây là một trong những xét nghiệm thường quy thường được chỉ định trong khám sức khỏe tiền hôn nhân. Các chỉ số trong máu giúp các y bác sĩ định hướng chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí tiếp theo.

Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu ở người phụ nữ, cũng như bệnh lý viêm nhiễm đang mắc phải. Ngoài ra, nó còn cho chị em biết mình thuộc nhóm máu nào. Nếu không may đó là nhóm máu hiếm như AB Rh(-) thì cần phải lên kế hoạch giúp phòng ngừa các tai biến sản khoa do bất đồng nhóm máu mẹ con.

1.2. Kiểm tra phát hiện sớm những bệnh lý mạn tính

Một số bệnh lý có diễn tiến mạn tính như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch,… sẽ được đưa ra ánh sáng thông qua thăm khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị và chọn lựa phương pháp dự phòng tốt nhất nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng của nó đến quá trình mang thai, sinh con sau này.

1.3. Phát hiện những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan

Các bệnh lý lây lan qua đường tình dục và đường từ mẹ sang con có thể dự phòng và điều trị được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Khám các bệnh lây qua đường tình dục bao gồm:

  • Lậu, giang mai
  • Sùi mào gà
  • Hiv
  • Viêm gan B, C…

1.4. Đánh giá các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh

Ở nước ta hằng năm có khoảng 40.000 trẻ em sinh ra mang trong mình những bất thường về vận động, trí não. Điều đó đem lại gánh nặng tâm lý và kinh tế nặng nề cho cặp vợ chồng có con mắc bệnh. 

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp đánh giá các bệnh có thể di truyền cho thai nhi. Đặc biệt là các bệnh di truyền gen lặn nằm trên NST giới tính từ mẹ cho con trai. Thực hiện đánh giá trên nhiễm sắc thể đồ và sơ đồ phả hệ của cặp vợ chồng  là cách tối ưu và hiệu quả nhất để phát hiện những tổ hợp bất thường nhiễm sắc thể. Từ đó có thể tiên lượng tỉ lệ trẻ mắc bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, chị em sẽ được nghe những tư vấn từ bác sĩ, qua đó sớm chuẩn bị tâm lý, theo dõi và sàng lọc những gen lặn, sau đó tiến hành can thiệp đúng thời điểm.

2. Khám sức khỏe sinh sản

Khám sức khỏe sinh sản là bước không thể thiếu khi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Đây là bước thăm khám nhằm chẩn đoán sớm các trường hợp vô sinh ở nữ giới. Y học ngày càng phát triển, nhờ đó mà cơ hội được ‘thăng chức’ đến với nhiều ông bố bà mẹ hơn. Vậy nên, các mẹ tương lai đừng quên khám sức khỏe sinh sản để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé.

Khám sức khỏe sinh sản cho nữ giới bao gồm:

  • Nội soi tử cung, kiểm tra buồng trứng, ống dẫn trứng: Nhằm phát hiện những bất thường sớm về hệ thống cơ quan sinh sản ( nếu có).

                                                      

Nội soi cổ tử cung 

  • Siêu âm tuyến vú 2 bên: Đánh giá hình ảnh tuyến vú, mật độ vú, nang, nhân xơ, hạch bất thường.
  • Soi tươi dịch âm đạo: Phát hiện sớm sự hiện diện bất thường của một số loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… gây bệnh.

                                      

Hình ảnh soi tươi dịch âm đạo 

  •  Kiểm tra nồng độ của các hormon sinh dục: Estrogen, LH, FSH, Progesterone… để đánh giá nguy cơ vô sinh ở chị em phụ nữ.

Thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân đem lại muôn vàn lợi ích cho chị em phụ nữ và cho cả con yêu sau này. Hy vọng bạn đã tích góp cho mình một vài thông tin thú vị qua bài viết trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ và đặt lịch thăm khám tại Doctor4U để được tư vấn hỗ trợ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.