Nước tiểu là chất lỏng được tạo ra ở thận và bài xuất ra ngoài cơ thể thông qua đường tiết niệu. Bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Việc kiểm tra nước tiểu giúp phản ảnh các tình trạng bệnh lý ở hệ tiết niệu và cả cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nhầm lẫn rằng nước tiểu không liên quan đến thận. Doctor 4U sẽ giúp người đọc hiểu Vì sao phải kiểm tra nước tiểu khi mắc bệnh thận."/>
Thận là cơ quan thuộc hệ tiết niệu. Mỗi người gồm 2 thận, có hình hạt đậu, nằm sau phúc mạc và 2 bên xương cột sống. Thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2cm.
Thận được chia làm 2 vùng có màu sắc và cấu tạo khác nhau: vùng vỏ nằm ở phía bờ lồi của thận, màu đỏ thẫm, đây là nơi tập trung cầu thận. Vùng tủy nằm ở phía bờ lõm, màu hồng nhạt, đây là nơi tập trung ống thận, đặc biệt là quai Henle và ống góp.
Đơn vị cấu tạo cơ bản của thận là nephron. 1 nephron gồm cầu thận và ống thận. Cầu thận lọc liên tục huyết tương để tạo dịch lọc cầu thận. Ống thận hấp thụ 1 số chất và bài tiết chất độc, để tạo thành nước tiểu. Thận có 2 chức năng là tạo nước tiểu và nội tiết. Trong đó chức năng tạo nước tiểu là chức năng chính của thận, qua đó thận thực hiện một vai trò hết sức quan trọng là giữ sự hằng định nội môi: điều hòa cân bằng nước và điện giải, cân bằng acid-base, áp suất thẩm thấu và thể tích dịch ngoại bào, bài xuất các sản phẩm chuyển hóa và chất độc ra khỏi cơ thể.
– Chức năng tạo nước tiểu của thận được thực hiện qua 3 quá trình: lọc ở cầu thận, tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu, bài tiết một số chất từ máu vào ống thận. Nước tiểu là kết quả của 3 quá trình trên.
– Chức năng chính của thận là đào thải các chất dư thừa, độc hại ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Nước tiểu bất thường chứng tỏ thận có vấn đề. Do đó, thông qua việc kiểm tra nước tiểu, có thể chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý tại thận. Cụ thể là từng tổn thương trong cấu trúc của thận.
Bên cạnh thăm khám lâm sàng, việc chẩn đoán bệnh thận cần đến nhiều cận lâm sàng từ đơn giản đến phức tạp. Có thể chia làm 4 loại cận lâm sàng lớn:
– Khám xét cận lâm sàng để phát hiện tổn thương cơ thể bệnh học như: tính chất vật lý (màu sắc, khối lượng, pH), phân tích sinh hóa (protein niệu, sắc tố mật trong nước tiểu, ure niệu, creatinin niệu), tìm các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và trụ hình.
– Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu: cấy vi trùng niệu để tìm các vi khuẩn, nấm gây bệnh, thường là gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Vi khuẩn thường gặp là: E.Coli, Proteus, tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lao,…
– Thăm dò hình thái thận tiết niệu: X Quang thận, chụp động mạch thận, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm thận, sinh thiết thận.
– Xét nghiệm thăm dò chức năng thận: thông qua creatinin máu và creatinin niệu, thể tích nước tiểu để tính mức lọc cầu thận, định lượng các chất trong máu…
Trong số đó việc lấy nước tiểu không phức tạp, ít can thiệp vào cơ thể, không gây đau đớn, không tiếp xúc với tia bức xạ nên không gây hại cho sức khỏe. Dựa vào nước tiểu, các bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quát về hệ tiết niệu của chúng ta, từ đó chỉ định các cận lâm sàng tiếp theo.
– Các chỉ số về nước tiểu hay được sử dụng là: 10 thông số nước tiểu (gồm pH, tỷ trọng, bạch cầu niệu, protein niệu, glucose niệu, bilirubin niệu, ketones, nitrit niệu, urobilinogen niệu, hồng cầu niệu), cấy nước tiểu tìm vi trùng niệu, định lượng protein niệu, creatinin niệu, ure niệu.
Tùy theo mỗi mục đích xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp lấy nước tiểu khác nhau như lấy nước tiểu 24h, lấy nước tiểu giữa dòng trong 1 lần đi tiểu, lấy nước tiểu tròng lần 2 đi tiểu. Thông qua việc kiểm tra nước tiểu giúp nhận biết bệnh lý tại đường tiết niệu nói chung, tại thận nói riêng. Đó là lý do nước tiểu được kiểm tra thường xuyên khi nghi ngờ bất thường hệ tiết niệu.
– Khi nghi ngờ bệnh lý hệ tiết niệu, dựa vào nước tiểu sẽ giúp bác sĩ hướng đến nguyên nhân tại thận hay ngoài thận. Trong trường hợp đái máu, đái máu tại cầu thận sẽ có màu sắc nước rửa thịt, coca, hình dạng hồng cầu biến dạng, xuất hiện trụ hồng cầu, bạch cầu, không có cục máu đông, protein niệu ≥ 2+. Đái máu ngoài cầu thận nước tiểu có màu đỏ tươi, hồng cầu hình dạng bình thường, không có trụ hồng cầu, protein niệu < 2+.
Hơn nữa bệnh lý ngoài thận như viêm bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản, nhiễm trùng đường tiết niệu dưới… lâu ngày nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến “cơ quan trên nó”, chính là thận. Chúng gây ứ nước tại thận, suy thận cấp hoặc mãn tính.
– Thể tích nước tiểu tăng hoặc giảm có thể gặp trong suy thận.
– Bệnh lý cầu thận, thường gặp ở trẻ em, nước tiểu có màu coca, hồng cầu biến dạng, xuất hiện trụ hồng cầu, không có cục máu đông, protein niệu từ 2+.
– Hội chứng thận hư với protein niệu, nước tiểu có trụ mỡ, tinh thể lưỡng chiết.
– Sỏi hệ tiết niệu gây nhiễm trùng nước tiểu có đục, có màu đỏ, xét nghiệm thấy có nhiều hồng cầu, bạch cầu, thay đổi pH…
Tóm lại, kiểm tra nước tiểu là không thể thiếu khi nghi ngờ các bệnh hệ tiết niệu nói chung, và bệnh thận nói riêng. Khi thấy nước tiểu của bạn có vấn đề hãy đến với Doctor 4U để được kiểm tra, tư vấn và khám chuyên sâu nhé!
Hiện tại, Phòng khám bác sỹ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.