Tăng huyết áp thường gặp ở người trưởng thành và là yếu tố hàng đầu trong mười yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm gây tử vong trên toàn thế giới. Người mắc bệnh tăng huyết áp nếu không được phát hiện và điều trị kiểm soát tốt huyết áp sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Biến chứng tăng huyết áp có thể gây chết người hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh và gia đình họ, tạo ra gánh nặng cho xã hội. "/> Phòng khám Ngọc Khánh

Hậu quả, biến chứng của tăng huyết áp

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Tăng huyết áp thường gặp ở người trưởng thành và là yếu tố hàng đầu trong mười yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm gây tử vong trên toàn thế giới. Người mắc bệnh tăng huyết áp nếu không được phát hiện và điều trị kiểm soát tốt huyết áp sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Biến chứng tăng huyết áp có thể gây chết người hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh và gia đình họ, tạo ra gánh nặng cho xã hội. 

Khi nào được chẩn đoán là tăng huyết áp?

Bệnh tăng huyết áp có thể được phát hiện tình cờ qua các lần khám sức khỏe định kỳ hoặc khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ mắc tăng huyết áp và chủ động đi khám bệnh. Chẩn đoán xác định bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. 

Dấu hiệu nghi ngờ của bệnh

Có khoảng ⅓ số người mắc tăng huyết áp không có dấu hiệu trên lâm sàng, một số người bệnh chủ quan khi thấy bất thường về sức khỏe như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ nhưng vẫn không đi khám, khi bệnh diễn biến nặng gây ra các biến chứng trên tim, mạch máu, não, thận,… thì đã muộn. Khi có các dấu hiệu sau đây, bạn có thể nghi ngờ mình mắc bệnh tăng huyết áp và cần đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể:

  • Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt nhiều lần trong ngày.
  • Đau đầu thường xuyên, dù đã dùng thuốc giảm đau nhưng không có hiệu quả rõ rệt và dễ tái phát.
  • Thỉnh thoảng đau nhói ở ngực.
  • Nhìn mờ, suy giảm thị giác.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Cảm thấy mệt mỏi liên tục dù đã nghỉ ngơi nhưng không đỡ.
  • Buồn nôn hoặc nôn không liên quan đến thức ăn.
  • Mặt đỏ, có cảm giác “phừng phừng” như tức giận ở mặt.
  • Khó thở, tức ngực, đánh trống ngực.
  • Thường cảm thấy hốt hoảng, bồn chồn.

Các biến chứng của tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp diễn biến thầm lặng nhưng có thể để lại nhiều hậu quả khó lường. Các biến chứng tăng huyết áp có thể gây tử vong, đột quỵ, liệt nửa người, suy giảm chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể.

Biến chứng não

Tăng huyết áp có thể gây ra đột quỵ não, suy giảm trí nhớ. Trong đó chảy máu não là biến chứng hàng đầu. Nguyên nhân do khi bị tăng huyết áp, các mạch máu não không thể chịu nổi áp lực nên dễ bị vỡ, có thể chảy máu vào nhu mô não hoặc chảy máu não dưới nhện, khiến cho người bệnh đau đầu dữ dội, có thể nôn vọt, rối loạn ý thức, lú lẫn hoặc hôn mê, kèm theo di chứng liệt nửa người, méo miệng, thất ngôn. Tùy vào vị trí não bị tổn thương mà có các dấu hiệu thần kinh khu trú khác. 

Biến chứng tim

  1. Nhồi máu cơ tim

Huyết áp tăng làm tăng áp lực lên thành mạch nuôi tim, dần dần tạo ra các mảnh xơ cứng. Tại các vị trí xơ cứng này sẽ dễ hình thành các mảng xơ vữa, đặc biệt ở những người thừa cân, béo phì, bệnh nhân bị rối loạn lipid máu. Các mảng xơ vữa tích tụ lâu ngày tới khi bị bong ra sẽ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn thành mạch. Đây chính là cơ chế gây lên bệnh nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp. 

Người bệnh có thể cảm thấy đau thắt ngực từng cơn hoặc âm ỉ, đau vào lúc làm việc nặng hoặc thậm chí khi nghỉ ngơi, khi diễn biến nặng sẽ đau dữ dội kèm khó thở, đau lan lên vai và xuống tay, một vài trường hợp có thể lan xuống tận ngón tay. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong nhanh chóng.

  1. Suy tim

Tăng huyết áp động mạch là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy tim trái do huyết áp cao làm cản trở sự tống máu của tim. Đây là một trong những biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm nhất, có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng bên cạnh biến chứng đột quỵ não.

Biến chứng thận

Một trong các cơ quan tổn thương đích do tăng huyết áp là thận. Thận là thủ phạm gây ra tăng huyết áp nhưng cũng là nạn nhân của tăng huyết áp. Trong đó, tăng huyết áp là một yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình suy thận mạn.

Tình trạng tăng huyết áp kéo dài làm giảm lượng máu đến thận, đồng thời phá hủy bộ lọc ở cầu thận, khiến cho thận không thể đào thải những chất độc và nước ra khỏi cơ thể. Lượng nước dư thừa này bị ứ đọng lại ở thận khiến cho chức năng của thận suy giảm. Thận còn có chức năng điều hòa huyết áp, khi chức năng này bị ảnh hưởng càng làm trầm trọng tình trạng tăng huyết áp. Một vòng xoắn bệnh lý cứ thế tiếp diễn khiến cho tình trạng của người bệnh ngày càng nguy hiểm, có thể dẫn đến suy thận và tử vong. 

  • Triệu chứng suy thận: phù, mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, tiểu nhiều lần,…

Biến chứng mắt

Tăng huyết áp kéo dài dẫn tới sự méo mó và tắc nghẽn tiểu động mạch võng mạc, tắc nghẽn dòng chảy sợi trục và tích tụ mảnh vụn thần kinh nội bào trong vỏ bao sợi trục thần kinh. Những thương tổn này dẫn tới hình ảnh “vệt bông” khi soi đáy mắt. Đây là bệnh lý tổn thương võng mạc do tăng huyết áp.

Khi bệnh võng mạc tiến triển có thể dẫn tới hoại tử tế bào nội mô và tạo thành các vi phình mạch. Đồng thời, tăng huyết áp cũng dẫn đến dày nội mạc và thiếu máu cục bộ, thoái hóa mạch máu võng mạc làm rỉ huyết tương và chảy máu trên võng mạc. Người bệnh có thể cảm thấy nhìn mờ, sợ ánh sáng, lâu dần có thể dẫn tới teo dây thần kinh thị giác. 

Đa số người mắc tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi chỉ xuất hiện bởi sự đau đầu, bồn chồn thoáng qua, một vài trường hợp tới khi bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, phù chân mới phát hiện bệnh nền là tăng huyết áp. Biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm khó lường. Phát hiện và kiểm soát tốt huyết áp là cách tốt nhất để ngăn ngừa hậu quả của căn bệnh này. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.