Bệnh tim mạch là tên gọi chung cho các bệnh lý tim mạch và mạch máu. Trong số những bệnh không lây nhiễm, tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch chiếm  hàng đầu tại Việt Nam. Nhận biết đặc điểm của những bệnh tim mạch thường gặp sẽ giúp bạn phòng tránh tốt hơn. Sau đây là 7+ bệnh lý tim mạch thường gặp nhất hiện nay Doctor4U chia sẻ đến bạn."/> Phòng khám Ngọc Khánh

7+ bệnh lý tim mạch thường gặp nhất hiện nay

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Bệnh tim mạch là tên gọi chung cho các bệnh lý tim mạch và mạch máu. Trong số những bệnh không lây nhiễm, tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch chiếm  hàng đầu tại Việt Nam. Nhận biết đặc điểm của những bệnh tim mạch thường gặp sẽ giúp bạn phòng tránh tốt hơn. Sau đây là 7+ bệnh lý tim mạch thường gặp nhất hiện nay Doctor4U chia sẻ đến bạn.

1. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Bệnh gồm 2 nhóm: Tăng huyết áp nguyên phát thường ở người già, và tăng huyết áp thứ phát ở người trẻ. Tăng huyết áp mạn tính không được điều trị đưa đến biến chứng đa cơ quan như: tim, mắt, thận, não, mạch máu. Xuất huyết não hiện nay chiếm tỉ lệ cao do nguyên nhân tăng huyết áp. Vì vậy, việc duy trì huyết áp bình thường là rất cần thiết thông qua tập thể dục, cân bằng lượng muối trong chế độ ăn…

 

2. Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim ở các nước phát triển. Bệnh xảy ra do sự tích tụ mảng bám bên trong thành động mạch vành – là động mạch cấp máu cho tim và các bộ phận khác của cơ thể. Điều đó làm động mạch thu hẹp theo thời gian khiến tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ dòng máu. Quá trình này gọi là xơ vữa động mạch

Triệu chứng đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mạch vành. Nó được mô tả với đặc điểm sau: Vị trí sau xương ức, hướng lan xuống mặt trong cánh tay, ngón tay trái, tuy nhiên nó có thể lan lên vai ra sau lưng, lên xương hàm, răng, lên cổ. Tính chất đau mơ hồ cảm giác có vật gì đè ép lên ngực. Đau thường khởi phát sau gắng sức, giảm và mất khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn vành.

Nhồi máu cơ tim được xem là một biến chứng trầm trọng của suy mạch vành. Việc điều trị phải được thực hiện tại trung tâm hồi sức tim mạch.

3. Thấp tim

Dân gian ta thường nói “Bệnh khớp đớp tim”. Thấp tim là bệnh viêm cấp tính toàn thân xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A. Bệnh có thể biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm: Viêm đa khớp, viêm tim, chorea, hạt dưới da, ban đỏ vòng. Viêm tim là biểu hiện nặng nhất của thấp tim, để lại thương tổn vĩnh viễn ở cá van tim nếu không được điều trị và dự phòng đầy đủ. Bệnh thường gặp ở tuổi 5 – 15 tuổi, vào mùa lạnh ẩm làm dễ viêm họng. Để chẩn đoán ban đầu thấp tim khá khó khăn, khi chẩn đoán được ngay cả bằng kỹ thuật mới thì tim đã bị viêm.

4. Viêm cơ tim cấp

Viêm cơ tim cấp là tình trạng cơ tim bị viêm cấp tính. Nguyên nhân thường gặp là do virus. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em và người trẻ. Các triệu chứng nhiễm virus như sốt, lạnh người, đau cơ…gặp ở 20 – 80% người bệnh. Đáng sợ nhất của bệnh là tình trạng viêm cơ tim tối cấp thường xảy ra một cách đột ngột với biểu hiện của sốc sau khoảng 2 tuần nhiễm virus, cần được cấp cứu kịp thời.

Để chẩn đoán viêm cơ tim cấp, người bệnh cần có các triệu chứng lâm sàng như: Suy tim lâm sàng, sốt, tiền triệu nhiễm virus, mệt mỏi, hồi hộp, xỉu hoặc ngất, đau ngực, khó thở khi gắng sức. Bằng chứng tim bị tổn thương mà không do bệnh tim thiếu máu cục bộ  được dựa vào siêu âm tim và men troponin. Viêm cơ tim cấp được chẩn đoán xác định nhờ sinh thiết tim nhưng ít được thực hiện.

5. Huyết khối tĩnh mạch

Huyết khối tĩnh mạch mô tả các chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi. Huyết khối tĩnh mạch sâu là sự hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch sâu, thường gặp nhất là các tĩnh mạch lớn của chân hoặc xương chậu. Thuyên tắc phổi phát triển khi huyết khối thoát khỏi cục máu đông trong thành tĩnh mạch và đi qua tim đến động mạch phổi. Ở nhiều bệnh nhân, biểu hiện hiện tại của thuyên tắc phổi là đột tử.

Khi xuất hiện, triệu chứng và dấu hiệu (ví dụ: đau mơ hồ, đau dọc theo đường đi tĩnh mạch, phù nề, ban đỏ) không đặc hiệu, thay đổi theo mức độ nghiêm trọng và giống nhau ở chi trên cũng như chi dưới. Các tĩnh mạch nông bị giãn có thể rõ ràng hoặc không Cảm giác khó chịu của bắp chân tăng khi gấp mặt mu vào cẳng.

Các đối tượng sau có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch: Tuổi trên 60, mắc bệnh ung thư, có thói quen hút thuốc lá bao gồm cả hút thuốc là thụ động, suy tim, sử dụng các chế phẩm của estrogen như tamoxifen, raloxifene, có rối loạn tăng đông.

6. Dị tật tim bẩm sinh

Ở Việt Nam, cứ 1000 trẻ sinh ra đời thì có 7 – 8 trẻ bị tim bẩm sinh. Tim bẩm sinh là các dị tật bẩm sinh ở tim. Có những dị tật sau 3 – 4 tháng ở thể tự phục hồi hoàn toàn bình thường trở lại như thông liên nhĩ, còn ống động mạch,… Còn có những bệnh cần điều trị nội hoặc phẫu thuật cho trẻ. Nếu không được điều trị, bệnh đưa đến biến chứng ở cả tim và phổi nên làm tăng tỉ lệ tử vong. Tỉ lệ trẻ bị tim bẩm sinh liên quan đến nhiều đến tình trạng sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Do đó người mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe, khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

7. Suy tim

Suy tim là một hội chứng, có thể được đưa đến bởi nhiều nguyên nhân tim mạch. Suy tim làm cho cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo yêu cầu của cơ thể. Nguyên nhân phổ biến gây suy tim đó là: hẹp van 2 lá, tăng huyết áp, thiếu máu, bệnh tim bẩm sinh,…

Người bị suy tim sẽ có các đặc điểm đặc trưng như: Khó thở, ho, phù, tím tái, gắng sức khi vận động. Do vậy người bị suy tim mức độ 3 trở lên không thể lao động, làm các công việc nặng nhọc. Cần phát hiện suy tim và điều trị tiết thực, thay đổi lối sống từ khi phát hiện để làm chậm tiến độ của suy tim.

Việc chẩn đoán xác định các bệnh tim mạch thường dựa vào thăm khám lâm sàng, siêu âm tim, điện tâm đồ, siêu âm doppler mạch máu. Do đó người bệnh cần thăm khám, tầm soát thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trái tim là cơ quan quan trọng và chăm chỉ nhất của cơ thể, nó làm việc bất kể ngày đêm vì vậy việc tim bị suy yếu cũng không thể tránh khỏi. Bạn hãy lắng nghe và quan tâm đến tim và cơ thể để tim hoạt động khỏe mạnh nhé!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất:  https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.