Theo tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc các bệnh lý xương khớp ở Việt Nam xếp trong 5 nước đứng đầu thế giới. Vậy các bệnh lý nào hay gặp nhất? Doctor 4U sẽ cùng bạn tìm hiểu về các bệnh lý này"/>
Là một bệnh thấp khớp mạn tính, tự miễn, chủ yếu ở nữ. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh là 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh khớp điều trị tại bệnh viện. Chiếm 70 – 80% là nữ giới.
Thường ở phụ nữ 30 – 50 tuổi. Các khớp bị viêm là khớp nhỏ, xa gốc nhi với biểu hiện đau trội về đêm, cứng khớp buổi sáng kéo dài ít nhất 1 giờ. Bệnh diễn tiến theo 4 giai đoạn với mức độ nặng dần của sự tổn thương xương, khớp và ảnh hưởng chức năng, tầm vận động. Giai đoạn xấu nhất có biểu hiện dính khớp, mất khả năng vận động vĩnh viễn.
Nhóm thuốc DMARDs được khuyến cáo điều trị sớm hiện nay, kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng.
Đây là tổn thương mạn tính của toàn bộ khớp, kể cả cột sống. Gây ra đau và biến dạng khớp. Bệnh thường gặp ở mọi dân tộc, bất kể giới tính. Người lao động là đối tượng mắc phải thoái hóa khớp nhiều nhất do mang vác quá nặng, sai tư thế khi làm việc.
Tuổi càng cao tỷ lệ bệnh càng cao. Thoái hóa khớp theo thứ tự thường gặp là: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng…Người lao động nặng cần được kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị sớm
Bệnh hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao. Ở Việt Nam, bệnh gặp chưa nhiều nhưng thập niên gần đây, bệnh gout tăng đáng kể. Bản chất bệnh là do sự lắng đọng tinh thể urat ở tổ chức.
Bệnh tiến triển từ những đợt gout cấp. Với đau khớp về đêm, thường là khớp bàn ngón chân cái sau 1 bữa ăn thịnh soạn. Giai đoạn giữa các cơn cấp không có triệu chứng. Khi đợt cấp xuất hiện dày đặc hơn sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này hình thành các hạt tophi dưới da, bệnh khớp do urat và sỏi thận, tổn thương thận. Việc sử dụng thuốc giảm đau, điều chỉnh chế độ ăn là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Thường thứ phát sau lao phổi, vi khuẩn lao đến cột sống bằng đường máu. Trong khi đó, tỉ lệ lao phổi ở nước ta đang có xu hướng gia tăng trở lại. Thường gặp ở 20 – 40 tuổi, năm và nữ tỉ lệ mắc bệnh ngang nhau. Tổn thương ở đoạn lưng và thắt lưng chiếm hơn 90%.
Đau tại vùng cột sống bị tổn thương là chủ yếu. Bệnh tiến triển sẽ phá hủy đốt sống và đĩa đệm nhiều gây biến dạng cột sống, áp xe và dấu hiệu chèn ép. Hiện nay, lao cột sống được điều trị nội khoa bằng các thuốc chống lao kết hợp với phục hồi chức năng.
Là bệnh có tỷ lệ cao nhất trong nhóm bệnh tạo keo, biểu hiện viêm lan tỏa hay rải rác ở tổ chức liên kết. Là bệnh tự miễn trên 1 cơ địa đặc biệt. Giai đoạn toàn phát bệnh biểu hiện rõ ràng với tổn thương nhiều cơ quan gây: Sốt, biến dạng khớp, ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, sạm da, rụng tóc, viêm mao mạch dưới da, viêm cầu thận.
Việc chẩn đoán xác định dựa vào biểu hiện lâm sàng, rối loạn máu và yếu tố miễn dịch. Thực tế ở Việt Nam, khi có: Sốt kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân, viêm nhiều khớp, ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, protein niệu, tốc độ lắng máu cao ở người nữ trẻ tuổi đã đủ để chẩn đoán. Bệnh điều trị nội khoa bằng các thuốc ức chế miên dịch là chủ yếu.
Liên quan đến thiếu canxi, thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn, phụ nữ sinh đẻ nhiều, lối sống dùng thuốc lá rượu bia. Tỉ lệ mắc loãng xương ở nước ta vẫn đáng báo động. Ngoài triệu chứng đau xương, gãy xương là di chứng nặng nề nhất. Chẩn đoán xác định dựa vào X-Quang và đo mật độ xương. Việc dự phòng loãng xương đôi khi còn quan trọng hơn cả điều trị.
Là bệnh viêm khớp mãn tính chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi. Viêm cột sống dính khớp phổ biến trên thế giới, và ở Việt Nam cũng đang gia tăng. 80% trước tuổi 30, 60% trước tuổi 20. Dấu hiệu ban đầu là đau các khớp chi dưới như cổ chân, gối, háng và đau cột sống thắt lưng kéo dài nhiều năm. Làm hạn chế vận động, teo cơ và biến dạng khớp. Viêm khớp thường có tính chất đối xứng. Xu hướng bệnh nặng dần, dẫn đến dính khớp. Nếu không được điều trị sớm, đúng, bệnh nhân có nhiều tư thế xấu, tàn phế. Ngoài ra còn biến chứng đến hô hấp, tâm phế mạn, lao phổi, liệt 2 chi.
Ở Việt Nam, nam giới dưới 45 tuổi. Đau và hạn chế vận động 2 khớp háng. Đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng trên 3 tháng. Tốc độ máu lắng cao. X-Quang viêm khớp cùng chậu 2 bên thì được chẩn đoán viêm cột sống dính khớp. Việc điều trị khá phức tạp và tốn kém.
Nhìn chung, các bệnh lý xương khớp thường gặp ở nước ta liên quan đến tự miễn và nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ, sinh hoạt lành mạnh để có một sức khỏe tốt.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.