là cái tên không mấy xa lạ đối với người dân Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Không chỉ người lớn tuổi và lao động nặng mà một số người trẻ cũng phải đối mặt với bệnh lý này. Thường gặp là thế, nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về thoát vị đĩa đệm chưa? Hãy cùng các bác sĩ Doctor4U tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây."/> Phòng khám Ngọc Khánh

Thoát vị đĩa đệm là gì? Bác sĩ Doctor4U nói gì về thoát vị đĩa đệm

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Thoát vị đĩa đệm là cái tên không mấy xa lạ đối với người dân Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Không chỉ người lớn tuổi và lao động nặng mà một số người trẻ cũng phải đối mặt với bệnh lý này. Thường gặp là thế, nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về thoát vị đĩa đệm chưa? Hãy cùng các bác sĩ Doctor4U tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một cấu trúc có tính co giãn, đàn hồi nằm giữa các đốt sống. Nhờ đó, nó giúp cột sống có thể vận động một cách linh hoạt và tránh được những sang chấn mạnh. Đĩa đệm có cấu tạo gồm hai phần: Bên trong là nhân nhầy, bên ngoài là các vòng sợi. Nhân nhầy chứa chất mulcopolichacarid giống lòng trắng trứng, chứa nhiều nước. Vòng sợi cấu trúc thành 3 lớp: Bên trong là lớp vòng, tiếp theo là lớp chéo, ngoài cùng là lớp dọc.

Thoát vị đĩa đệm là khi tổn thương các lớp vòng sợi này khiến nhân nhầy bị thoát ra ngoài. Nó có thể chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh tạo thành triệu chứng trên lâm sàng. Hai vị trí thường gặp nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng vì đây là hai vùng vận động nhiều nhất. Thoát vị đĩa đệm có thể chia thành 4 độ:

– Độ 1: Rách các vòng sợi không hoàn toàn, nhân nhầy thoát vị vào trong đĩa đệm.

– Độ 2: Các vòng sợi rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát vị vào trong đĩa đệm nhưng chưa ra ngoài đĩa đệm.

– Độ 3: Vòng sợi rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát vị ra ngoài đĩa đệm nhưng còn dính với đĩa đệm.

– Độ 4: Khối thoát vị không còn dính với đĩa đệm mà rớt xuống bên dưới, rời khỏi đĩa đệm hoặc di lệch lên trên. Trường hợp này còn gọi là thoát vị rời hoặc thoát vị di trú.

Trong đó, độ 1 và độ 2 được gọi là thoát vị trong đĩa đệm. Độ 3 và độ 4 được gọi là thoát vị ngoài đĩa đệm. Nếu thoát vị đĩa đệm từ đốt sống L1 trở lên sẽ chèn ép vào tủy sống. Còn từ đốt sống L2 trở xuống sẽ chèn ép vào chùm đuôi ngựa.

Nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Cơ chế bệnh sinh dẫn đến thoát vị đĩa đệm kết hợp nhiều yếu tố. Đầu tiên, đĩa đệm mất đàn hồi bởi sự thay đổi cấu trúc vòng sụn xơ và nhân nhầy thoái hóa nước. Tiếp theo là vòng sợi bị mỏng đi, kèm theo yếu tố cơ học tác động từ bên ngoài vào mới gây nên thoát vị đĩa đệm.

Tóm lại, thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân cơ bản bên trong, tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát bên ngoài. Sự phối hợp của hai yếu tố này là nguồn gốc gây nên thoát vị đĩa đệm. Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể thường gặp:

– Tuổi tác: Khi tuổi lớn dần, quá trình lão hóa tự nhiên cũng khiến đĩa đệm bị xơ hóa, mất nước và giảm độ co giãn, đàn hồi.

– Chế độ ăn: Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng như thiếu calci, omega3,… cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm.

– Chấn thương: Những chấn thương mạnh lên cột sống có thể làm nứt gãy xương, xé rách vòng sợi khiến đĩa đệm bị thoát ra ngoài. Đặc biệt là những chấn thương trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã từ trên cao xuống,…

– Lao động quá sức, sai tư thế: Do tính chất công việc, nhiều người phải làm việc với cường độ cao, mang vác nặng, làm việc sai tư thế. Điều này tác động không nhỏ đến cột sống. Đặc  biệt là khi những tác động này còn diễn ra trong một thời gian dài.

– Bệnh lý cột sống: Những bệnh lý như thoái hóa cột sống hoặc gù vẹo bẩm sinh cũng là một yếu tố thuận lợi khiến thoát vị đĩa đệm xảy ra.

– Béo phì: Cân nặng càng lớn thì áp lực cột sống phải chịu đựng, trọng tải đè lên đĩa đệm cũng càng lớn theo. Chính vì thế nên dễ bị thoát vị đĩa đệm.

– Di truyền: Những người có người thân trong gia đình bị thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cũng tăng lên.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Triệu chứng thường xuất hiện khi nó thành thoát vị ngoài đĩa đệm hoặc chèn ép thần kinh. Các triệu chứng phổ biến nhất là đau, tê bì lan ra tay chân hoặc yếu liệt cơ. Tùy vào vị trí tổn thương ở đĩa đệm nào mà các vùng ảnh hưởng có thể khác nhau.

1. Đau

Đây là triệu chứng thường gặp nhất của thoát vị đĩa đệm, cũng là triệu chứng khiến người bệnh đến khám bệnh. Bệnh nhân thường bị đau ở cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng tùy vào vị trí tổn thương. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Khi ấn dọc các gai đốt sống sẽ thấy điểm đau chói.

Cơn đau cũng có thể lan xuống tay chân dọc theo đường đi của thần kinh khi thần kinh bị chèn ép. Đau này có tính chất cơ học, tác là đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Thay vì ấn gai cột sống thì lúc này ấn điểm cạnh sống sẽ thấy đau chói lan theo đường đi thần kinh.

2. Tê bì tay chân

Đây cũng là triệu chứng khi thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh. Ở một số người, thay vì đau thì họ sẽ cảm thấy tê tay chân. Tê bì lan dọc theo tay chân. Tùy vào vị trí đĩa địa tổn thương là ở đâu, chèn ép thần kinh nào mà cảm giác tê bì sẽ có những đường đi khác nhau. Triệu chứng này khiến người bệnh vô cùng khó chịu vì lúc nào cũng có cảm giác như kiến bò.

3. Yếu liệt cơ

Triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chèn ép thần kinh quá nhiều khiến vận động bị liệt. Ban đầu cơ bị yếu dần, vận động khó khăn, sau đó từ từ bị liệt hẳn. Để lâu dài sẽ bị teo cơ và rất khó phục hồi.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cũng gây ra một số triệu chứng khác như bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ, táo bón, mất cảm giác vùng yên ngựa. Một số trường hợp còn bị rối loạn cương dương. Triệu chứng khá đa dạng nên một khi có bất thường, bạn cần đi khám ngay.

Kết lại, thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Giai đoạn đầu nó thường không biểu hiện triệu chứng và rất khó để phát hiện. Khi có triệu chứng thì đã chèn ép và tổn thương thần kinh. Chính vì thế, cách tốt nhất chính là sinh hoạt khoa học, hạn chế những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm để phòng tránh bệnh. Một khi có biểu hiện triệu chứng, bạn cần đến cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám ngay và điều trị kịp thời.

Hiện tại, Phòng khám bác sĩ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám sức khỏe nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình những tư vấn tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.