Bạn đang đầu đầu vì những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày do thoát vị đĩa đệm? Những cơn đau kéo dài, tê bì tay chân liên tục, đặc biệt là khi vận động? Muốn điều trị những triệu chứng này, dùng thuốc không là chưa đủ mà còn phải kết hợp thêm các bài tập phục hồi chức năng. Hãy cùng Doctor4U tìm hiểu một số bài tập tốt cho người thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây."/>
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp vòng sợi bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương, đứt gãy, dẫn đến nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài. Chính sự thoát vị nhân nhầy này chèn ép vào ống tủy hoặc rễ thần kinh gây nên các triệu chứng đau và tê bì trên lâm sàng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, khi thoát vị đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị yếu hoặc liệt cơ do liệt thần kinh.
Không có một tác nhân cụ thể nào được khẳng định là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm mà có nhiều yếu tố kết hợp tác động với nhau. Thông thường, thoát vị đĩa đệm xuất hiện khi đĩa đệm đã bị thoái hóa do tuổi tác. Cùng lúc đó có một tác nhân vật lý tác động từ bên ngoài vào như tai nạn, mang vác nặng, lao động sai tư thế,…
Có 3 phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm là: Nội khoa, phục hồi chức năng và ngoại khoa. Không phải ai bị thoát vị đĩa đệm cũng cần phải phẫu thuật để điều trị. Phương pháp này chỉ áp dụng cho một số ít trường hợp có chỉ định như điều trị nội thất bại sau 3 tháng, chèn ép thần kinh cấp tính, bí tiểu, táo bón,… Còn lại hầu hết mọi người đều đáp ứng với những phương pháp điều trị đơn giản hơn như điều trị thuốc, vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Điều trị nội được áp dụng cho giai đoạn bao xơ chưa bị rách và người bệnh chưa có triệu chứng nặng của chèn ép thần kinh. Các thuốc được sử dụng là những nhóm giảm đau, giãn cơ, an thần, corticoid,… Bên cạnh điều trị bằng thuốc còn có điều trị phục hồi chức năng. Nó bao gồm vật lý trị liệu và các bài tập vận động.
Các bài tập vận động là một phần vô cùng quan trọng trong điều trị phục hồi chức năng cho người thoát vị đĩa đệm. Nó không chỉ giúp người bệnh giảm đau mà còn giúp cải thiện vận động trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các bài tập vận động phục hồi chức năng gồm có hai nhóm chính sau:
Đây là một nhóm bài tập chủ yếu gồm các tư thế duỗi nhằm mục đích giảm đau cấp tính và điều chỉnh tình trạng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, nó còn dự phòng tái phát ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trung tâm và sau bên.
Người bệnh nằm ở tư thế sấp, hai tay đặt dọc theo thân mình, đầu quay sang một bên. Sau đó, hít thở sâu vài lần và nằm thư giãn. Duy trì tư thế này trong 5 – 10 phút.
Bắt đầu ở tư thế giống bài tập nằm sấp thư giãn, sau đó đặt hai khuỷu tay bên dưới vai, rồi duỗi thân và chống trên hai khuỷu tay. Hít thở sâu vài lần cho các cơ vùng thắt lưng thư giãn hoàn toàn. Duy trì tư thế này trong 5 – 10 phút hoặc lâu hơn nếu cảm thấy dễ chịu. Mỗi ngày tập 3 – 6 lần.
Bắt đầu ở tư thế nằm sấp như bài tập 1, sau đó đặt hai bàn tay dưới vai. Dần dần dùng lực hai tay để nâng thân mình lên trong giới hạn đau chịu đựng được để tạo nên một sự võng thắt lưng. Chú ý giữ khung chậu và cẳng chân áp sát trên sàn tập. Duy trì tư thế trong 5 – 10 phút. Mỗi lần tập nên thực hiện 10 lần, tập 3 – 6 lần trong ngày.
Người bệnh đứng thẳng với hai chân dạng nhẹ, đặt bàn tay chống vào hông với các ngón tay hướng ra phía sau. Ưỡn thân về phía trước càng nhiều càng tốt. Chú ý giữ hai gối thẳng khi làm động tác này. Giữ tư thế trong 3 – 10 phút rồi trở lại tư thế ban đầu. Cứ sau mỗi lần thực hiện thì cố gắng ưỡn người ra thêm một chút để đạt dần đến mức tối đa.
Các bài tập trong nhóm này chủ yếu dựa trên các tư thế gập. Nó dùng để điều trị cho bệnh nhân lớn tuổi, thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm trước. Trong nhóm này gồm có những bài tập sau:
Người bệnh nằm ngửa hông gập, gối gập. Hít một hơi thật sâu rồi ấn đoạn thắt lưng xuống mặt sàn. Giữ tư thế này từ 5 – 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
Người bệnh nằm ngửa, gối gập. Hai tay ôm chân bên gập gối từ từ kéo gối lên đến ngực. Giữ 5 – 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tương tự như bài tập số 2, người bệnh nằm ngửa, hông gập gối gập. Lấy hai tay ôm hai chân gập gối, từ từ kéo gối lên đến ngực. Giữ 5 – 10 giây rồi trở lại tư thế cũ.
Người bệnh ngồi hai chân duỗi thẳng gối, các ngón chân hướng lên trần nhà. Sau đó, từ từ cúi thân mình về phía hai chân, giữ gối duỗi. Hai tay vươn qua hai chân, mắt nhìn về phía trước.
Người bệnh đứng chân trước chân sau với chân trước gấp, chân sau duỗi thẳng. Cúi thân mình về phía trước cho đến khi đầu gối chạm vào nách. Giữ 5 – 10 giây rồi trở về, lặp lai với chân bên kia.
Trên đây là một số bài tập đơn giản cho người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu kiên trì và tập luyện thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện triệu chứng một cách rõ ràng. Hi vọng qua bài viết trên, phần nào giúp bạn giảm bớt những đau đớn khó chịu do căn bệnh này. Nhưng cũng cần nhớ rằng, một mình tập luyện không thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Bạn cần đi khám để có được tư vấn điều trị tốt nhất.
Hiện tại, Phòng khám bác sĩ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám sức khỏe nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình những tư vấn tốt nhất. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.