Ăn rau củ quả phòng tránh ung thư đại trực tràng

Ngày cập nhật: 27/03/2024

Ăn rau củ quả phòng tránh ung thư đại trực tràng BS CKII Hoàng Vĩnh Chúc, trưởng khoa Ngoại tổng quát bệnh viện Bình Dân, cho biết thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng có tác dụng ngăn ngừa đối với bệnh ung thư đại trực tràng.

Ăn rau không chỉ cung cấp đầy đủ chất xơ và vitamin cho cơ thể mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, ăn nhiều rau củ quả, nhiều chất xơ giúp nhuận trường, chất thải được đẩy ra ngoài, sạch vùng trực tràng.

Ăn nhiều rau củ góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư trực tràng. Ảnh: Tattooedmartha.

 

Phòng bệnh từ lối sống

Gần đây, câu chuyện thanh niên Việt Nam “thể lực yếu, hút thuốc nhiều và bia rượu cao” đáng báo động và khiến nhiều người quan tâm. Lối sống không lành mạnh, lười vận động còn gây ra nhiều bệnh tật khác.

BS Vĩnh Chúc (bệnh viện Bình Dân, TP HCM), chia sẻ trong quá trình khám chữa bệnh, phát hiện ra đa số bệnh nhân có nhiều quen ăn uống, sinh hoạt không tốt gây ảnh hưởng hoặc khiến bệnh tiến triển nhanh.

Có người đến khám về tình trạng táo bón thường xuyên, khi hỏi mỗi ngày uống bao nhiêu nước, bệnh nhân vô tư trả lời “nhiều lắm bác sĩ, 2-3 ly mỗi ngày”. Cơ thể người cần khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày để bù vào các hoạt động, ra mồ hôi, hơi thở, tiểu tiện… nhưng người trẻ lại rất ngại uống nước, cần thay đổi.

Dinh dưỡng hợp lý là biện pháp dễ thực hiện làm giảm tỷ lệ ung thư đại tràng. Y khoa thế giới khuyến cáo người dân nên bổ sung thêm canxi, axit folic vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện chất lượng sức khỏe.

Axit folic có nhiều trong các loại đậu: đậu nành, ngũ cốc họ đậu. Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ nhất, có tác dụng kích thích nhu động ruột phòng ngừa ung thư đại tràng.

Các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ xanh, cải soong và trái cây như đu đủ, khoai lang… nên ăn thường xuyên. Ngoài việc cung cấp chất xơ và vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể còn có nhiều hợp chất có khả năng kìm hãm sự phát triển những tế bào ung thư đại tràng và hạn chế khả năng di căn của loại ung thư này.

Thói quen ăn nhiều thịt đỏ, mỡ động vật đang được y tế tích cực khuyến cáo là hạn chế, không chỉ trong việc phòng ngừa ung thư đại trực tràng mà với nhiều bệnh khác. Hạn chế rượu bia, tốt nhất là bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

Duy trì vận động, tập thể dục hàng ngày. Thể trạng tốt cũng có khả năng kháng bệnh, tăng sức đề kháng chống bệnh tật. Duy trì cân nặng ổn định cũng nên được chú ý theo dõi.

Ung thư đại tràng có dấu hiệu tăng ở người trẻ

Bác sĩ Hoàng Vĩnh Chúc cho biết trong thời gian gần đây, bệnh ung thư đại tràng ngày càng tăng ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất vẫn là những người ở độ tuổi 50 trở lên.

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ cần lưu ý để được điều trị sớm, phòng tránh ung thư.

Tổn thương tiền ung thư với dấu hiệu polyp đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng, phụ nữ đã từng bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, tiền sử gia đình đã có người từng bị ung thư hoặc một trong những thành viên trong gia đình (cùng trực hệ: bố mẹ, con cái, anh chị em ruột) phát hiện bị đa polip đại tràng…

Khi có một trong những yếu tố trên cần được tầm soát bằng phương pháp nội soi hoặc thử máu trong phân. Bởi có thể máu không xuất hiện đỏ tươi dễ thấy mà máu trong phân dạng vi thể cần được nội soi hoặc thử mới phát hiện được.

Quan trọng, trong quá trình nội soi nếu phát hiện có polyp bác sĩ sẽ chỉ định cắt hoặc có khối u sẽ cho sinh thiết ngay lúc nội soi, giải phẫu bệnh biết được u lành hay ác tính. Cắt luôn polyp nhỏ trong khi nội soi hoặc cắt khoét khối u nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

Ngoài ra, có những dấu hiệu mọi người cần lưu ý khi theo dõi thấy thói quen đi cầu bị thay đổi, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài kèm theo sụt cân không rõ lý do, đi cầu có máu lẫn trong phân, quan sát phân có hình dạng dẹt hoặc nhỏ hơn bình thường do khối u chèn ép gây biến dạng, sụt cân không rõ lỹ do…

Đầy hơi, chướng bụng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn tiêu hóa. Bụng căng to, người bệnh ợ hơi liên tục. Đây có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, viêm, loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, viêm đại tràng co thắt, ung thư đại trực tràng… Thường sẽ thấy cơn đau bụng đi kèm buồn nôn, do khối u nghẽn đường ruột, các chất dịch bị chặn lại, gây ra nôn mửa. Cần đặc biệt chú ý và tiến hành đi khám ngay, không nên để lâu.

Theo Zing

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.