Gout là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, chiếm khoảng 0,02 - 0,2% dân số, với 95% là nam giới ở lứa tuổi trung niên. Nữ giới có thể gặp nhưng ở lứa tuổi 60 - 70. Chẩn đoán bệnh gout dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Đặc biệt khi tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hoặc các hạt tophi có thể chẩn đoán xác định bệnh. "/> Phòng khám Ngọc Khánh

Bệnh gout: Chẩn đoán, nguyên nhân, triệu chứng

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Gout là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, chiếm khoảng 0,02 - 0,2% dân số, với 95% là nam giới ở lứa tuổi trung niên. Nữ giới có thể gặp nhưng ở lứa tuổi 60 - 70. Chẩn đoán bệnh gout dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Đặc biệt khi tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hoặc các hạt tophi có thể chẩn đoán xác định bệnh.

Bệnh gout là bệnh gì?

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purins, đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Khi acid uric tăng tới một mức nhất định, bão hòa ở dịch ngoài tế bào sẽ lắng đọng tạo ra các tinh thể urat ở các mô. Các tinh thể này tích lũy ở mô nào thì người bệnh sẽ bị sưng đau ở vị trí đó. 

Nguyên nhân gây bệnh

  • Suy thận mạn: Acid uric được thải trừ chủ yếu qua thận. Khi bệnh nhân mắc suy thận mạn thì lượng acid uric trong máu tăng cao, dẫn tới bệnh gout. 
  • Dùng thuốc: Hiện nay có tới 20 loại thuốc có thể gây ra bệnh gout. Điển hình là Corticoid (Dexamethason, Prednisolon), thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc chống lao, thuốc điều trị ung thư. 
  • Các bệnh lý gây tiêu tế bào quá mức dẫn đến tăng acid uric: Thiếu máu tan máu, bệnh vảy nến, lơ xê mi thể tủy mạn tính. 
  • Thói quen sinh hoạt: Uống quá nhiều rượu, ăn quá nhiều chất đạm. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới gout nguyên phát. 

Triệu chứng của bệnh gout

1. Gout cấp tính

Cơn điển hình: Thường gặp ở các khớp chi dưới như ngón chân cái, gối, bàn ngón chân. Cơn xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột lúc nửa đêm làm người bệnh tỉnh giấc, ban ngày đỡ đau hoặc hết đau hoàn toàn. Đau bỏng rát đến cực độ, khớp bị tổn thương sưng đỏ. Đây là các dấu hiệu điển hình giúp chẩn đoán bệnh gout.

Cơn không điển hình: Khá thường gặp, triệu chứng đa dạng. Người bệnh có thể đau tại một khớp hoặc nhiều khớp cùng lúc kèm theo viêm gân, viêm túi thanh mạc. Đôi khi cơ thể suy nhược trong khi hiện tượng sưng nóng đỏ đau tại chỗ không đáng kể. 

Triệu chứng và bệnh lý kèm theo: Béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường,…

2. Gout mạn tính

Thời gian tiến triển tạo thành gout mạn tính thường từ vài năm đến chục năm. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể vài tháng có 1 cơn đau sau đó dứt hẳn, hoặc các cơn xuất hiện với tần suất tăng dần về thời gian và mức độ đau. Tổn thương có thể từ 1 khớp ban đầu sẽ có thêm các khớp khác. Điển hình của gout mạn tính là các hạt tophi và các sỏi uric:

Hạt tophi: Không đau, rắn, tròn, số lượng và kích thước thay đổi tùy từng người. Da trên hạt tophi có màu bình thường, có thể nhìn thấy màu trắng của tinh thể urat. Thường gặp ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp tổn thương, bàn chân, bàn tay hoặc ở các gân. Đây là nguyên nhân gây biến dạng và hạn chế vận động của các khớp khi bệnh tiến triển lâu và nặng. 

Hình ảnh hạt tophi ở người mắc bệnh gout

Sỏi uric: Thường biểu hiện bằng cơn đau quặn thận, người bệnh có thể bị vô niệu. Hiếm gặp nhiễm trùng do sỏi uric. Loại sỏi này không cản quang nên không thấy được trên Xquang mà cần phát hiện qua siêu âm hoặc chụp thận có thuốc cản quang đường tĩnh mạch (UIV).

 

Một số cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh gout

– Xét nghiệm acid uric máu: chỉ số acid uric máu tăng cao, ở nam trên 7 mg/dl, nữ trên 6 mg/dl.

– Xét nghiệm dịch khớp: dịch khớp viêm, giàu tế bào bạch cầu, có thể thấy tinh thể urat.

– Xét nghiệm chức năng thận.

– Xét nghiệm công thức máu.

– X-Quang khớp.

– Siêu âm thận, chụp UIV.

– Một số cận lâm sàng kiểm tra các bệnh lý phối hợp.

Chẩn đoán bệnh gout

Ngày nay, có nhiều tiêu chuẩn y khoa để bác sĩ có thể chẩn đoán một người mắc bệnh gout hay không. Dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán của Bennett và Wood 1968:

  1. Hoặc tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hoặc trong hạt tophi.
  2. Hoặc tối thiểu có trên 2 trong các tiêu chuẩn sau đây: 
  • Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần. 
  • Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất như trên.
  • Có nốt tophi
  • Đã từng hoặc đang đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ).

Bệnh gout dễ nhầm với những bệnh nào?

1. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Do tổn thương một khớp, bệnh nhân có thể sốt, đôi khi rét run, tại vị trí tổn thương có thể có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau giống với bệnh gout. Một vài trường hợp viêm khớp kết hợp với gout. Xét nghiệm máu và soi cấy dịch khớp giúp chẩn đoán bệnh.

2. Viêm khớp dạng thấp

Dễ nhầm với thể gout mạn tính cũng có biểu hiện đa khớp. Dựa vào: Giới tính, độ tuổi, tính chất các đợt viêm cấp tính và đặc biệt là xét nghiệm acid uric trong máu có thể chẩn đoán phân biệt được bệnh. Tuy nhiên ở một số người có thể mắc viêm khớp dạng thấp và gout cùng lúc, cần chẩn đoán và điều trị tích cực.

Chẩn đoán bệnh gout một cách chính xác khá khó vì dễ nhầm với các bệnh khác. Khi nghi ngờ mắc bệnh gout, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám đầy đủ. Đối với những người đã mắc bệnh gout, cần tuân thủ chặt chẽ sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc hoặc ngừng thuốc, tái khám đúng hẹn để được theo dõi tình trạng bệnh lý kịp thời. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.