Các biện pháp khắc phục chứng chóng mặt

Ngày cập nhật: 27/03/2024

Các biện pháp khắc phục chứng chóng mặt Khi chóng mặt cần tránh thức ăn ăn mặn, chuối hay cà phê,… bổ sung vitamin D, dùng tinh dầu hoặc tập yoga để giảm triệu chứng này.

Chóng mặt là triệu chứng phổ biến nhiều người gặp phải, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như say tàu xe, say nắng, căng thẳng, chứng đau nửa đầu, mệt mỏi… Chóng mặt có thể thoáng qua, tồn tại ngắn hoặc kéo dài. Dưới đây là các cách có thể giảm khó chịu do cơn chóng mặt.

Bài tập giảm chóng mặt

Bài tập Epley gồm một loạt các chuyển động của đầu và cơ thể để di chuyển các tinh thể ra khỏi các ống bán nguyệt của tai trong. Để thực hiện, bạn ngồi thẳng trên giường tựa lưng, quay đầu sang phải 45 độ. Sau đó, nhanh chóng nằm xuống, đầu vẫn nghiêng và giữ vị trí này trong ít nhất 30 giây. Bạn từ từ quay đầu 90 độ sang bên trái và đợi trong 30 giây. Xoay toàn bộ cơ thể và quay đầu 90 độ sang bên trái và đợi trong 30 giây, rồi từ từ ngồi dậy. Lặp lại các bước này với bên còn lại nếu cần và tối đa ba lần để giảm chóng mặt.

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có thể tác động tích cực đến tình trạng chóng mặt. Ví dụ, người có triệu chứng chóng mặt do mắc bệnh Meniere (bệnh rối loạn tai trong gây ra chóng mặt) hoặc đau nửa đầu cần tránh một số loại thực phẩm mặn, nhiều đường, rượu bia, caffeine (trà, cà phê, cacao…). Người bị chóng mặt do chứng đau nửa đầu cũng cần tránh các loại thực phẩm kích hoạt có chứa axit amin tyramine. Thực phẩm loại này gồm: thịt hun khói, gan gà, sữa chua, chocolate, phô mai, chuối, quả hạch, trái cây có múi, rượu vang đỏ.

 

Người bị chóng mặt cần tránh ăn mặn, nhiều đường, uống cà phê. Ảnh: Freepik

Dùng thảo dược hoặc tinh dầu

Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Quốc gia Bohomomolets (Ukraine) chiết xuất bạch quả có hiệu quả như một loại thuốc kê đơn trong điều trị các triệu chứng chóng mặt bình thường. Một số tinh dầu như bạc hà, oải hương, dầu chanh, gừng và trầm hương cũng giúp cải thiện triệu chứng ù tai chóng mặt.

Các nhà nghiên cứu của Đại học South Valley (Ai Cập) nhận thấy, thiếu vitamin D có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng chóng mặt. Bổ sung vitamin D bằng đường uống, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc ăn thực phẩm giàu vitamin D nếu được chẩn đoán chóng mặt do nguyên nhân này.

Kiểm soát căng thẳng bằng yoga

Kiểm soát căng thẳng giúp giảm chóng mặt và có lợi đối với sức khỏe tổng thể. Thiền, kỹ thuật hít thở sâu hoặc tập thể dục giúp con người cảm thấy thư giãn hơn, thoải mái và bớt căng thẳng. Các tư thế yoga đơn giản cải thiện tính linh hoạt và cân bằng, tăng cường cơ bắp và giảm căng thẳng nên giảm triệu chứng chóng mặt.

Tuy nhiên cần lưu ý khi mệt mỏi, chóng mặt, không tập các tư thế khó như gập người đột ngột về phía trước, uốn người… vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Châm cứu

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Changhua Christian (Đài Loan, Trung Quốc), châm cứu cho thấy hiệu quả trong việc giảm khó chịu, hoa mắt, chóng mặt… Tuy nhiên, châm cứu tại nhà phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, người bệnh không tự ý thực hiện.

Chăm sóc sức khỏe tổng thể

Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản có thể giúp tránh bị chóng mặt và giữ trạng thái tốt. Tiêu biểu như uống từ 2-2,5 lít nước trong ngày; ngủ ít nhất 7-8 tiếng vào ban đêm và nghỉ ngơi suốt cả ngày nếu cần. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe.

Nguồn vnexpress

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.