Các ghi nhận cho thấy bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.
Điều này còn dẫn đến các bệnh lý như:
Để giải thích về vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng ở người cao tuổi có sức đề kháng giảm cùng với đó là yếu tố gây stress và dinh dưỡng không đúng sẽ đẩy nhanh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch càng cao.
Khi hệ thống tim mạch lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.
Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp – một trong bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.
Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động nhiều hơn, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tim bị dày lên, buộc lượng máu đến tim phải nhiều hơn, trong khi các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.
Người cần cao tuổi cần luyện tập theo khuyến cáo của bác sĩ để phù hợp
với sức khỏe.
Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Để ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi thì ngay từ trẻ chúng ta cần có lối sống lành mạnh. Cụ thể:
– Không hút thuốc lá, thuốc lào vì chúng có khả năng làm giảm oxy trong máu và tổn thương niêm mạc của các mạch máu.
– Kiểm soát huyết áp: Việc kiểm soát huyết áp cần thực hiện thường xuyên đề phòng cao huyết áp.
– Kiểm soát đường huyết để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Nếu mắc đái tháo đường, việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim.
– Cần tập luyện thể dục thể thao. Thực hiện luyện tập theo khuyến cáo của bác sĩ để phù hợp với sức khỏe, nên có thời gian tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều nhất các ngày trong tuần để chống lại tác nhân gây rối loạn nhịp tim.
– Kiểm soát cân nặng. Việc thực hiện chế độ ăn, chế độ luyện tập thì kiểm soát cân nặng, tránh béo phì là cần thiết. Việc duy trì một trọng lượng cân đối sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chế độ ăn khoa học, ăn thực phẩm lành mạnh với người cao tuổi là vô cùng quan trọng. Hằng ngày nên thực hiện chế độ ăn 2 bữa/ ngày với các loại trái cây, rau và ngũ cốc – và ít cholesterol bão hòa, chất béo và natri – có thể giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol.
Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần tránh những vấn đề liên quan đến căng thẳng, nên thư giãn cơ bắp và hít thở sâu.
Khi gặp các triệu chứng như: Đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột,… cần nhanh chóng đưa người cao tuổi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe.
Ngô Thị Minh Hạnh
Nguồn SKĐS
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.