Có người đã từng nói: “Sức khỏe là tài sản quý giá nhất nhưng dễ mất nhất”. Quả thực vậy, có vô vàn mũi tên đang nhắm đến cơ thể bạn, mà sức khỏe chính là hồng tâm. Và bệnh cúm mùa cũng là một trong những kẻ địch của chúng ta. Để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe trước hết phải nắm gọn trong tay những thông tin cần thiết về cúm. Cùng Doctor4U tìm hiểu ngay nhé!"/>
Thời điểm giao mùa đông xuân luôn là khoảng thời gian đe dọa đối với sức khỏe chúng ta. Bởi thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất tăng giảm đột ngột tạo cơ hội cho “lũ bè” virus cúm tranh nhau phát triển.
Ở nước ta, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính nhất là về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Bệnh cúm mùa có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh và Covid-19 vì triệu chứng lâm sàng khá giống nhau. Việc phân biệt để có hướng điều trị phù hợp nhất là thời điểm loạn lạc giữa mùa Covid-19 là điều vô cùng cấp thiết.
Một số triệu chứng điển hình của cúm:
– Sốt hoặc có dấu hiệu sốt, ớn lạnh.
– Viêm họng, đau rát cổ họng.
– Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho.
– Đau đầu, mệt mỏi.
– Đau nhức cơ thể.
– Nôn mửa, tiêu chảy thường xuất hiện ở trẻ em.
– Bệnh thường xuất hiện đột ngột.
Hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu có biểu hiện kéo dài và trở nặng cần đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị.
Cúm mùa là dạng bệnh hô hấp cấp dễ lây nhiễm và tốc độ lan truyền nhanh chóng. Bệnh thường lây truyền chủ yếu qua hai con đường sau:
– Dịch tiết hô hấp
Nước bọt, nước mũi,… được xem là cây cầu giúp phát tán virus. Trò chuyện hoặc tiếp xúc gần với người mắc mà không có dụng cụ bảo hộ, điều đó đồng nghĩa rằng bạn đang giúp kẻ địch tăng thêm chiến tích đấy.
– Chạm vào đồ vật người mắc cúm đã sử dụng trước đó.
Những đồ vật này có nguy cơ cao dính các dịch tiết hô hấp của vật chủ cũ. Virus cúm bám víu vào đồ vật và có khả năng tồn tại đến 48 giờ. Vô tình chạm vào những đồ vật này rồi vô tình đưa tay lên mũi, mắt, miệng,…virus cúm nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và tạo dựng một đế chế mới.
Rất nhiều vấn đề đặt ra xoay quanh bệnh cúm mùa, nhưng câu hỏi được quan tâm nhất đó là bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Để những con số, con chữ sau giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!
– Theo thống kê, tại Việt Nam chỉ trong năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 400.000 người mắc cúm, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Thực tế, cúm vẫn đang là mối đe dọa toàn cầu.
– Là chủng virus “trending”, thay đổi hàng năm. Việc loại virus này thường xuyên biến đổi khiến cho công tác phòng ngừa gặp không ít khó khăn. Mỗi năm, virus cúm lại lột xác vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Vì thế việc tiêm chủng vaccine cúm mùa là điều rất cần thiết.
– Tỷ lệ lây lan nhanh chóng qua người với người. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và người có hệ miễn dịch suy giảm.
– Dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, vì thế gây cản trở việc phát hiện và điều trị kịp thời.
– Bệnh có thể để lại di chứng nặng nề, nhất là thai nhi. Một số biến chứng hay gặp như: Viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản kịch phát, viêm xoang, nhiễm trùng tai,… Ngoài ra, trẻ có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh nếu trong quá trình mang thai mẹ nhiễm phải virus cúm, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ,…
Cách tốt nhất để chặn đứng sự sinh sôi và lây lan của virus cúm là không tạo cho chúng môi trường thuận lợi để phát triển. Và kiến thức chính là vũ khí lớn nhất, mỗi người dân cần được trang bị những kiến thức cần thiết để phòng tránh bệnh cúm mùa một cách hiệu quả. Một số hành động nhỏ góp vào lợi ích lớn:
– Tham gia tiêm chủng vaccine phòng bệnh cúm mỗi năm một lần.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Thường xuyên đeo khẩu trang.
– Vệ sinh họng, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Giữ ấm cơ thể, thiết lập chế độ ăn uống và luyện tập khoa học.
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và đồ dùng, đồ chơi,…
– Che miệng mỗi khi ho, hắt hơi; sử dụng khăn giấy và bỏ chúng đúng cách.
– Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
– Tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh cúm,…
Hiện tại, Phòng khám bác sỹ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.