Đái tháo đường thường được gọi với cái tên tiểu đường. Đây là một bệnh lý mạn tính phức tạp và để lại nhiều biến chứng. Đái tháo đường gồm nhiều loại với triệu chứng và cách chữa trị đặc trưng. Doctor4U sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn thật tổng quát về những type đái tháo đường hiện nay."/>
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính đặc trưng tăng glucose máu do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không hiệu quả. Nguyên nhân của nó có thể do mắc phải hoặc di truyền. Sự mất cân bằng glucose trong cơ thể dẫn đến tổn thương nhiều hệ thống như võng mạc, thận, thần kinh và mạch máu lớn.
Vai trò của insulin và glucagon ở tuyến tụy là vô cùng quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường:
– Insulin được tiết ra ở tế bào beta nằm ở trung tâm của tiểu đảo, có vai trò làm giảm nồng độ glucose máu.
– Glucagon được tiết ra bởi tế bào alpha nằm ở thùy tiểu đảo. Giúp gia tăng nồng độ glucose máu bằng cách đến gan để tạo ra glucose từ phân hủy glycogen.
2 hormon này của tuyến tụy có vai trò điều hòa glucose trong máu. Những tác động làm ảnh hưởng đến chúng gây tăng hoặc hạ đường huyết.
Theo ADA (Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ), đái tháo đường được chia làm 4 nhóm là ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, đái tháo đường thai kỳ và các thể đặc hiệu do các nguyên nhân khác. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng nhóm ĐTĐ nhé.
ĐTĐ type 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh đặc trưng bằng sự thiếu hụt tuyệt đối insulin do sự phá hủy tế bào beta đảo tụy, cơ chế thường gặp nhất là do phản ứng tự miễn. Triệu chứng của ĐTĐ type 1 nổi bật với các diễn tiến trong thời gian ngắn như uống nhiều, khát nhiều, sụt cân nhiều, tiểu nhiều và khoảng 1/3 bệnh nhân có DKA (toan ceton ĐTĐ).
Người bệnh mắc ĐTĐ type 1 thường có các đặc điểm sau: Khởi đẩu tuổi trẻ < 35 tuổi. Glucose máu tăng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế thế giới. Triệu chứng lâm sàng rầm rộ với các chữ “Nhiều”: Tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều và cơ thể suy kiệt.
Ở người mắc ĐTĐ type 1, trước khi bị giảm insulin tuyệt đối, các bác sĩ có thể xác định độ nặng nhẹ lâm sàng bằng cách đo insulin máu hoặc C – peptide (là thành phần giúp đánh giá nồng độ insulin nội sinh). Nếu thiếu một trong các tiêu chuẩn đó cần sự hỗ trợ và thăm dò miễn dịch di truyền nhằm phát hiện các tự kháng thể đặc hiệu (+++). Nếu các tự kháng thể không tìm thấy cần loại trừ các thể ĐTĐ do các nguyên nhân khác.
Phương pháp điều trị ĐTĐ type 1 là khởi trị bằng insulin. Biến chứng cấp đặc hiệu của bệnh là nhiễm toan ceton.
Các yếu tố nguy cơ cho ĐTĐ type 2 đó là: Tuổi lớn, béo phì, ít hoạt động thể lực, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình ĐTĐ, tiền sử ĐTĐ thai nghén và thuộc một số nhóm chủng tộc có nguy cơ cao mắc ĐTĐ.
Ở giai đoạn tiền đái tháo đường người bệnh sẽ được điều trị với: Metformin, thay đổi lối sống, vận động thể lực để giảm cơ chế đề kháng insulin hoặc trì hoãn giai đoạn từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường.
Đặc điểm | Type 1 (5 – 10%) | Type 2 (90%) |
Bệnh sinh | Phá hủy tế bào Beta, thiếu insulin tuyệt đối. Hiện diện kháng thể | Từ đề kháng insulin kèm thiếu hụt insulin đến thiếu hụt insulin kèm đề kháng insulin |
Tiền sử gia đinh | Hiếm | Thường gặp |
Tuổi khởi bệnh | Bất kỳ lứa tuổi nào | > 30 |
Đặc điểm khởi phát | Nhanh, rõ ràng | Chậm, mơ hồ |
Triệu chứng | Rầm rộ | Nghèo nàn hoặc không có |
Cân nặng | Bình thường hoặc gầy | Béo phì, béo bụng |
Glucose máu tại thời điểm chẩn đoán | Đa số > 300 mg/dl | Thường < 200 mg/dl |
Ceton | Thường xuất hiện | Đa số không xuất hiện |
Biến chứng tại thời điểm chẩn đoán | Không | Xuất hiện trong 50% trường hợp |
Nguyên nhân tử vong chính | Suy thận | Tim mạch |
Điều trị | Cần điều trị insulin | Có thể cần điều trị insulin |
Đây là loại ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ type 1, type 2 trước đó.
Về phía mẹ, đái tháo đường thai kỳ dễ đưa đến biến chứng cao huyết áp do thai, khiến mẹ bị đa ối và nguy cơ cao phải mổ lấy thai. Hơn nữa về sau người mẹ có thể dễ mắc bệnh đái tháo đường lâm sàng.
Về phía thai, bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong chu sinh. Thai nhi thường to mập, có rối loạn chuyển hóa. Thai to nên dễ gặp trở ngại trong chuyển dạ do kẹt vai. Những bé này về sau dễ bị mập phì, dễ mắc phải ĐTĐ type 2.
Hội chứng ĐTĐ đơn gen (ĐTĐ sơ sinh và ĐTĐ thể trưởng thành xuất hiện ở người trẻ: Maturity onset diabetes of young MODY), bệnh của tụy ngoại tiết (như xơ nang tụy), bệnh ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất (như do sử dụng glucocorticoid, đang điều trị HIV/AIDS, hoặc sau ghép tạng).
Với biểu hiện lâm sàng gần giống đái tháo đường type 1 như là MODY, các bác sĩ cần tiến hành thăm dò phả hệ khi nghi ngờ là bệnh di truyền theo gen trội trong gia đình. Thể MODY 1 và MODY 3 lâm sàng có thể rất tương đồng với ĐTĐ type 1.
Ở người tuổi trung niên có triệu chứng của ĐTĐ cần nghĩ đến ĐTĐ thứ phát do bệnh lý tại tụy như ung thư tụy, viêm tụy mạn nhất là ở người nghiện rượu. Vì vậy họ cần được tiến hành thăm dò hình ảnh học tuyến tụy.
Một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến ĐTĐ: thuốc chống loạn thần không đặc hiệu, ức chế calcineurin (cyclosporin A, tacrolimus), corticoid,..
Như vậy, các type đái tháo đường rất đa dạng và phức tạp. Mỗi type có sinh lý bệnh khác nhau và do đó cần được điều trị và quản lý bệnh khác nhau. Hơn nữa, đái tháo đường là một mảng kiến thức rộng lớn luôn được cập nhật liên tục. Và Doctor 4U đã cung cấp đến bạn những thông tin về các type đái tháo đường được cập nhật nhất hiện nay. Hi vọng các thông tin trên hữu ích với tất cả bạn đọc, đặc biệt là những người đang mắc phải đái tháo đường. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.