Đái tháo đường là một bệnh lý phức tạp, đái tháo đường thai kỳ lại càng đáng lo ngại hơn. Hiện nay, ngày càng có nhiều thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn mang đến vô vàn nguy hiểm khôn lường cho bé. Hãy cùng Doctor4U tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé."/> Phòng khám Ngọc Khánh

Đái tháo đường thai kỳ và những nguy hiểm khôn lường cho mẹ và bé

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Đái tháo đường là một bệnh lý phức tạp, đái tháo đường thai kỳ lại càng đáng lo ngại hơn. Hiện nay, ngày càng có nhiều thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn mang đến vô vàn nguy hiểm khôn lường cho bé. Hãy cùng Doctor4U tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé.

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường là một bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể, từ đó dẫn đến tăng đường máu. Điều này có thể bị gây ra bởi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc giảm tác dụng của insulin trên tế bào đích, hoặc cả hai.

Cần phân biệt giữa hai khái niệm: Đái tháo đường trước khi mang thai và đái tháo đường thai kỳ. Một thai phụ bị đái tháo đường từ trước, hiện tại mang thai thì gọi là đái tháo đường và thai. Còn đái tháo đường xuất hiện lúc đang có thai gọi là đái tháo đường thai kỳ. Người ta định nghĩa đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường chỉ xuất hiện lúc mang thai. Tình trạng này chỉ biểu hiện trên cận lâm sàng và sẽ biến mất sau thời kỳ hậu sản.

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ lên mẹ và bé

Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, đái tháo đường rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến mẹ mà còn đưa đến nguy hiểm cho, thậm chí làm thai chết đi. Sau đây là những ảnh hưởng của đái tháo đường lên thai kỳ:

Ảnh hưởng trên mẹ

1. Tăng nguy cơ sản giật – tiền sản giật

Những người có đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ phát triển thành tiền sản giật – sản giật cao hơn người không mắc bệnh lý này. Người ta cho rằng, bởi vì tình trạng kháng insulin gây nên đái tháo đường cũng có liên quan đến sự tiến triển của tiền sản giật và sản giật. Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong cho mẹ.

2. Nhiễm trùng dễ xảy ra và nặng hơn

Như các bạn đã biết, đường mà một yếu tố thuận lợi giúp cho vi khuẩn phát triển hơn. Đường máu tăng cao khiến mẹ dễ mắc phải nhiễm trùng trong thai kỳ. Đặc biệt khi đã bị nhiễm trùng, thì tình trạng này thường nặng nề và nguy hiểm hơn.

3. Tỷ lệ mổ lấy thai cao và nguy cơ phẫu thuật cũng cao hơn

Tăng đường máu cũng khiến thai to hơn. Điều này dẫn đến việc tỷ lệ mổ lấy thai tăng cao vì không thể sinh thường được. Trong khi đó, sinh thường vẫn là phương án tốt nhất cho cả mẹ và bé. Bất kỳ một phẫu thuật nào cũng chứa những nguy cơ trong đó.

4. Dễ trở thành bất dung nạp đường sau sinh

Những người bị đái tháo đường thai kỳ cũng dễ bị bất dung nạp đường sau sinh. Một số mẹ chưa từng bị đái tháo đường trước đó, sau khi bị đái tháo đường thai kỳ thì sau sinh cũng trở thành đái tháo đường thực sự luôn. Việc mắc một bệnh lý mãn tính không những khiến cuộc sống sau này khó khăn hơn mà còn có thể ảnh hưởng đến những lần mang thai sau.

5. Rối loạn tuần hoàn cho thai to, đa ối

Ảnh hưởng trên thai

1. Tỷ lệ tử vong chu sinh cao

Đái tháo đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong cho trẻ trong giai đoạn chu sinh. Mọi người cần chú ý rằng, đái tháo đường thai kỳ không làm tăng tỷ lệ sẩy thai mà chỉ trong thời kỳ chu sinh. Thời kỳ chu sinh được tính từ tuần thứ 28 thai kỳ cho đến hết tuần đầu sau sinh.

2. Thai to

Lượng đường trong máu mẹ cao dẫn đến việc lượng đường vận chuyển vào thai cũng tăng theo. Điều này kích thích tụy thai nhi tiết insulin, kích thích thai tăng trưởng và phát triển. Hệ lụy là thai to và có thể dẫn tới bất tương xứng đầu chậu, làm khó sinh hoặc phải mổ lấy thai.

3. Bệnh tật ở trẻ

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ có đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Bao gồm hạ đường huyết, tăng bilirubin máu, hạ natri máu, đa hồng cầu, suy hô hấp hoặc bệnh cơ tim. May mắn rằng hầu hết trường hợp chỉ là thoáng qua. Nhưng vẫn không được chủ quan mà phải cấp cứu cho trẻ

4. Thai chết trong tử cung

Nếu đường máu của mẹ không ổn định và dao động nhiều có thể khiến thai bị chết ngay trong tử cung. Tuy nhiên, thống kê cho thấy nguy cơ thai chết lưu dường như không tăng ở những thai phụ kiểm soát đường huyết tốt. Vì thế, nếu bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ phải điều trị và tái khám thường xuyên để đảm bảo mức đường máu ổn định.

5. Trẻ dễ bị đái tháo đường di truyền

Không chỉ mẹ mà ngay cả trẻ cũng có khả năng mắc đái tháo đường sau này nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ. Nhưng khả năng này phần lớn gặp ở những thai phụ không kiểm soát đường huyết tốt. Vì thế, bạn chỉ cần ổn định đường máu thật tốt là đã có thể an tâm phần nào.

Cần làm gì khi mắc đái tháo đường thai kỳ?

Với nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé như vậy, việc phát hiện và điều trị sớm đái tháo đường là vô cùng quan trọng. Quản lý thai kỳ đối với sản phụ mắc đái tháo đường cần làm những điều sau:

Theo dõi và kiểm soát đường huyết

Đây là nền tảng quản lý bất kỳ đái tháo đường thai kỳ nào. Mục tiêu đường huyết trước lúc sinh là:

– Nồng độ đường huyết lúc đói: < 95 mg/dL (5.3 mmol/L).

– Nồng độ đường huyết sau ăn 1 giờ: < 140 mg/dL (7.8 mmol/L).

– Nồng độ đường huyết sau ăn 2 giờ: < 120 mg/dL (6.7 mmol/L).

Theo dõi sự phát triển của thai

Thực hiện siêu âm ba tháng cuối ở tuần thứ 36 đến 39 để ước tính trọng lượng thai. Việc xác định sự phát triển của thai nhi trước khi sinh vô cùng quan trọng để tiên lượng có thể sinh thường được không. Nếu sinh thường thì khả năng sinh khó là bao nhiêu.

Xử trí những biến chứng trước sinh

Như đã đề cập ở trên, đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra rất nhiều bất lợi cho mẹ. Cần điều trị những bệnh lý như tiền sản giật – sản giật, dọa sinh non, tăng huyết áp,… Cố gắng giữ thai ổn định được cho đến ngày dự sinh càng lâu càng tốt để trẻ có thể trưởng thành phổi hoàn chỉnh.

Tóm lại, đái tháo đường thai kỳ đem đến vô vàn nguy cơ. Không chỉ những ảnh hưởng ngắn hạn mà còn lâu dài về sau đối với cả mẹ lẫn bé. Qua bài viết trên đây của Doctor4U, mong rằng các mẹ sẽ có ý thức hơn trong việc quản lý thai kỳ của mình để hoàn thành được sự mệnh cao cả này.

Hiện tại, Phòng khám bác sĩ gia đình Doctor4U đang triển khai các gói khám tiền hôn nhân nâng cao và cơ bản, với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936.561.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.