Thời gian gần đây rộ lên thông tin hoa atiso có tác dụng chữa bách bệnh, trong đó có cả bệnh tiểu đường và ung thư.
Theo BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ, atisô là một vị thuốc rất tốt cho gan và mật. Hoa atiso có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều mà không có liều lượng thích hợp thì không những không có lợi mà còn gây hại.
Atiso là một vị thuốc rất tốt cho gan và mật. Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan.
Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atiso thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Đối với những bệnh nhân gan, atisô hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan. Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợigan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Bộ phận dùng làm rau của cây atisô là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh).
Thành phần dinh dưỡng: trong 100g hoa atisô có chứa: 3 – 3,15g protein, 0,1 – 0,3g lipid, 11 – 15g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị đái tháo đường) và 82g nước.
Ngoài ra, hoa atisô còn có chứa các khoáng chất như: mangan, phospho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C, cung cấp 50 – 70 calori. Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.
Trong Đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường, thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
Chế biến: rửa sạch hoa, chẻ dọc thành 6 – 8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương lợn hay bì. Chú ý: hoa atisô chỉ nên dự trữ trong tủ lạnh tối đa 7 ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm vì atisô gây đắng khó ăn.
Trên đây là bài thuốc Đông y có tác dụng mát gan, lợi mật, mỗi bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc gan cũng như sức khỏe chung để đảm bảo quá trình hoạt động của gan được tiến hành đều đặn.
Liều dùng thông thường là 4 – 9g thuốc mỗi ngày, các dạng bào chế trên thị trường cũng được sử dụng với liều tương đương trong việc chống lại cholesterol máu cao.
Cách sử dụng đơn giản nhất là lấy 20g toàn bộ lá phơi khô, cắt vừa đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút, uống dần trong ngày. Để bảo quản và sử dụng lâu, nước sắc thuốc này có thể được đem đi cô trên bếp đến khi còn khoảng 20ml, bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày dùng 25 giọt trước mỗi bữa ăn.
DS. Trần Văn Thành
Theo BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ/SKĐS
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.