Gói tầm soát ung thư vú – Phát hiện sớm nguy cơ ung thư ở nữ giới

Ngày cập nhật: 23/11/2022

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, trên toàn thế giới có hơn 2 triệu ca mắc ung thư vú, trong đó có 627.000 ca tử vong. Ung thư vú hiện đứng hàng thứ 5 trong số tử vong do ung thư. Bệnh lý ngày càng phổ biến và đe dọa đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí tính mạng của phụ nữ. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về tầm soát ung thư vú.

1. Đối tượng cần chủ động tầm soát ung thư vú 

Ung thư vú là một căn bệnh ung thư nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh lý đang có xu hướng tăng cao và ngày càng trẻ hoá. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: 

  • Những người có tiền sử gia đình như mẹ, chị em gái, con gái,… từng mắc ung thư vú. 
  • Những người lạm dụng chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày 
  • Những người sử dụng nhiều rượu, bia 
  • Những người có kinh nguyệt sớm trước 11 tuổi và có thời điểm mãn kinh muộn sau 55 tuổi. 
  • Người có tiền sử mắc u nang, u xơ tuyến vú. 
  • Những phụ nữ thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều hoá chất, tia bức xạ. 
  • Những người có con muộn sau tuổi 35, người không sinh nở hoặc vô sinh. 
  • Những người sử dụng hormone ngoại sinh. 

2. Vai trò của tầm soát ung thư vú 

Tầm soát ung thư vú giúp bạn chủ động phòng ngừa, kiểm soát bệnh lý: 

  • Thông qua các xét nghiệm, lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những bất thường ở vú, những tổn thương khó nhận biết bằng mắt thường. 
  • Tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ngay trong giai đoạn tiền ung thư, ung thư giai đoạn sớm. 
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị so với phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. 

3. Hướng dẫn chủ động khám vú tại nhà 

Phụ nữ hoàn toàn có thể chủ động khám vú của mình ngay tại nhà để kịp thời phát hiện các bất thường. Khi đi tắm hoặc trước khi đi ngủ, có thể tự khám vú theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị 1 chiếc gương lớn, tự khám bằng cách quan sát trước gương với vai thẳng, hai tay chống nhẹ lên hông. Quan sát để phát hiện các bất thường về màu sắc, hình dạng và sự bất đối xứng hai bên. Ví dụ như tình trạng da bị lồi lõm, sần sùi, núm vú chảy dịch, vị trí sưng đỏ đau…
  • Giờ hai tay quá đầu và tìm kiếm các bất thường tương tự. 
  • Dùng ngón cái, ngón trỏ nặn nhẹ đầu vú để kiểm tra có dịch chảy không. 
  • Tự khám vú ở tư thế nằm ngửa: tay phải khám vú trái và ngược lại. Chụm các ngón tay lại và dùng phần thẳng các ngón tay kiểm tra nhu mô vú. Chia thành 4 vùng và khám thành từng vùng một để cảm nhận, phát hiện những thay đổi của nhu mô. 
  • Tương tự với khi khám ở tư thế đứng. 

4. Các bước tầm soát ung thư vú tại Doctor4U

Tại Doctor4U, tầm soát ung thư vú được tiến hành bao gồm: khám vú, xét nghiệm máu, chụp X-quang vú và siêu âm vú. Quy trình sàng lọc ung thư vú sẽ được diễn ra lần lượt theo thứ tự các bước sau: 

4.1. Khám vú

Bác sĩ sẽ hỏi đáp trực tiếp với bạn để khai thác tiền sử triệu chứng, thói quen sinh hoạt, dùng thuốc, tiền sử gia đình… Lúc này, bạn cần cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin được hỏi. Nếu cần, bạn có thể báo với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng, bệnh lý mà bạn từng hoặc đang điều trị. Dựa vào thông tin đó, bác sĩ sẽ xem xét và kiểm tra vú một cách chính xác hơn.

4.2. Xét nghiệm máu  

Xét nghiệm máu là một trong những cận lâm sàng không thể thiếu trong sàng lọc ung thư vú. Trong đó, chỉ số CA 15-3 là dấu ấn chỉ điểm ung thư vú. Nếu nồng độ CA 15-3 tăng cao, bác sĩ có căn cứ để nghi ngờ ung thư vú. 

Tuy nhiên, để tăng về độ chính xác trong sàng lọc ung thư, nếu nhận thấy chỉ số CA 15-3 tăng cao, bác sĩ cần chỉ định thêm các chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, gồm: chụp X-quang vú và siêu âm vú. 

4.3. Chụp X-quang vú  

Xquang là phương pháp sàng lọc nhanh, không xâm lấn và ít tốn kém. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai không nên thực hiện. 

4.4. Siêu âm vú  

Siêu âm vú làm tăng độ nhạy của việc sàng lọc và tầm soát ung thư vú. Siêu âm vú là phương pháp sử dụng sóng âm để tái tạo hình ảnh mô tuyến vú, phát hiện các bất thường ở trong vú, giúp phân biệt các nang vú lành tính và ung thư. 

Ngoài khảo sát hệ thống tuyến vú, siêu âm còn khảo sát được hệ thống hạch xung quanh. Từ đó bác sĩ dễ dàng nhận ra các hạch bất thường do tế bào ung thư có thể xuất hiện ở hạch.

Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm, cần chủ động phòng ngừa càng sớm càng tốt. Bạn nên sàng lọc ung thư vú ít nhất 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín. Doctor4U tự tin là phòng khám uy tín, tin cậy giúp bạn tầm soát ung thư vú nói riêng và các bệnh lý ung thư nói chung. Không chỉ quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị ung thư, trang thiết bị phòng khám cũng được đầu tư bài bản, mang tới chất lượng tốt nhất. 

Để có thêm thông tin chi tiết về các gói tầm soát ung thư phụ khoa hiện đang được triển khai tại Doctor4U, vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.