Ngày cập nhật: 07/12/2021
Nên đánh giá toàn diện về lão khoa, bao gồm chức năng, nhận thức, tinh thần và tình trạng xã hội để xác định mục tiêu đường máu và phương pháp điều trị, tập trung vào sở thích, nhu cầu và nguy cơ của bệnh nhân.
Đặc điểm khác biệt của người già mắc đái tháo đường:
- Xuất hiện “hội chứng tuổi già”: Người cao tuổi khi mắc bệnh đái tháo đường, có thể đã mắc những bệnh lý khác như: Rối loạn chức năng nhận biết, trầm cảm, rối loạn thị giác, thính giác, suy thận… Các phương pháp điều trị dược lý phải được kê đơn và theo dõi cẩn thận, có tính đến khả năng nhận thức của bệnh nhân, các tương tác thuốc, nguy cơ tim mạch và với mục tiêu chính là tránh hạ đường huyết
- Bệnh lý tim mạch, đột quỵ nguy cơ cao hơn người trẻ do đi kèm bệnh lý động mạch xơ vữa, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp
- Các biến chứng thần kinh, vi mạch cũng có thể dẫn đến các tàn phế cũng là mối đe dọa thường xuyên: Biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa, còn biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu của bệnh đái tháo đường thì thường làm hoại thư, khi mức độ trở nên nghiêm trọng thì phải cắt cụt chân, gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.
- Suy giảm chức năng gan thận, các rối loạn chuyển hóa nên cần cân nhắc mục tiêu đường máu tránh hạ đường huyết và tác dụng phụ của thuốc.
Kiểm soát đường máu là cốt lõi trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, tuy nhiên ở người cao tuổi cần chú ý:
- Thiết lập mục tiêu đường huyết cho từng người bệnh, đặc biệt người bệnh có nguy cơ hạ đường huyết cao như suy gan suy thận, sa sút trí tuệ ..
- Kiểm soát tốt đường huyết cần đi kèm với điều trị các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu để giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim..
- Người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý thường phải uống nhiều loại thuốc khác nhau nên cần chú ý kê đơn tránh phức để tăng sự tuân thủ của người bệnh: như sử dụng thuốc dạng phối hợp, ghi rõ thời gian uống; và chú ý đến tương tác thuốc.
- Thay đổi lối sống là điểm khởi đầu quan trọng đối với tất cả bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, kể cả người lớn tuổi. Mặc dù chế độ ăn kiêng rất hạn chế không được khuyến khích cho người cao tuổi, nhưng lời khuyên để tránh ăn nhiều carbohydrate trong bữa ăn có thể làm giảm lượng đường tiêu thụ và không cần hạn chế các thực phẩm khác. Tập thể dục cũng rất quan trọng đối với mọi lứa tuổi. Điều quan trọng là phải xem xét khả năng thể chất của bệnh nhân khi xây dựng kế hoạch tập luyện. Ví dụ, những người cao tuổi không hoạt động nhiều và có nguy cơ té ngã nên được khuyến khích đi bộ từ 5–10 phút, hai đến ba lần mỗi ngày, trong nhà. Có thể tăng dần chương trình tập luyện khi dung nạp được.
- Người cao tuổi có xu hướng hạn chế đi khám bệnh vì các vấn đề kinh tế, sức khỏe, gia đình nên thường nhiều biến chứng hơn, đường huyết kiểm soát kém hơn. Công cụ y tế từ xa có thể giúp đỡ người lớn tuổi được chăm sóc y tế dễ dàng hơn.
Chính vì thế, nếu có bất cứ vấn đề về sức khỏe ở người bệnh đái tháo đường, hãy gọi điện tư vấn bác sĩ để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Ths.BS nội trú Nguyễn Đình Đức khám và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2, đái tháo đường thai kỳ, tuyến giáp, béo phì, rối loạn mỡ máu, suy sinh dục nam giới, suy tuyến yên, nhân tuyến giáp, suy thượng thận, loét bàn chân cho đái tháo đường, biến chứng thần kinh do đái tháo đường…
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0936561212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn