Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lại không?

Ngày cập nhật: 26/03/2024

Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lại không?

Hiện nay thời tiết đang giao mùa, độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi cho một số bệnh truyền nhiễm bùng phát và lây lan nhanh chóng, trong đó có bệnh thủy đậu. Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi trẻ đã từng mắc thủy đậu rồi liệu có mắc lại không?

Bệnh thủy đậu dễ lây nhất vào giai đoạn nào?

Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm thường gặp. Khi thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ thường xuyên có sự thay đổi đột ngột… sẽ làm tăng cơ hội phát triển cho các loại virus, vi khuẩn, vi nấm… gây bệnh, trong đó có thủy đậu.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với triệu chứng điển hình là nổi mụn nước toàn thân kèm sốt, mệt mỏi, nhức đầu và mất cảm giác ngon miệng.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella zoster (VZV). Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp (các giọt bắn do hắt hơi, ho có chứa virus) hoặc dịch trong các mụn nước trên da (nốt thủy đậu). Bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt và nặng hơn đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 – 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

+ Sốt nhẹ từ 1 – 2 ngày.

+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.

+ Ban thủy đậu thường dưới dạng chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành các mụn nước.

+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.

+ Ban thủy đậu thường rất ngứa.

Thời gian những nốt tròn nhỏ (nốt thủy đậu hoặc nốt rạ) sẽ xuất hiện trong khoảng 12 – 24 giờ. Các nốt thủy đậu nhanh chóng lan nhanh khắp cơ thể và tứ chi, sau đó tiến triển thành bóng nước có kích thước từ 3 – 10mm có chứa dịch trong. Dịch này sau 24 giờ sẽ hóa đục và bóng nước này có thể mọc ở niêm mạc miệng.

Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau có thể sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi. Thủy đậu cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng thứ phát, viêm phổi, viêm não…

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster.

Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lây nhiễm lại không?

Trên thực tế bệnh thủy đậu năm nào cũng có những ổ dịch nhỏ ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, nhà trẻ. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ lo lắng liệu trẻ có bị lây nhiễm lại nhiều lần không, có nên tiêm phòng nhắc lại không? Theo ghi nhận hầu hết mọi người có miễn dịch với bệnh thủy đậu sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, dù không phổ biến, vẫn có người mắc thủy đậu lần thứ hai, đặc biệt là ở những người suy giảm miễn dịch.

Do đó, nếu trẻ đã bị bệnh thủy đậu hoặc đã được tiêm phòng thì không cần phải làm gì cả. Người nhạy cảm (người chưa từng mắc bệnh thủy đậu) được khuyến cáo nên chủng ngừa thủy đậu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với virus. Có bằng chứng cho thấy vaccine có thể ngăn ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu tiêm phòng trong vòng 3 – 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ngay cả khi chưa nhiễm virus do phơi nhiễm, tiêm vaccine sẽ giúp ngăn ngừa việc nhiễm bệnh trong tương lai.

Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh thủy đậu?

Trong giai đoạn ủ bệnh thủy đậu không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh thủy đậu thì cha mẹ nên cho nghỉ học và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xác định.

Hầu hết các ca bệnh thủy đậu ở trẻ khỏe mạnh được điều trị bằng nghỉ ngơi tại giường, bù nước và kiểm soát sốt. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh (để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ mắc thủy đậu cần phải được cách ly với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.

Cha mẹ cần rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.

Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.

Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối…

Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời

Tham khảo thêm:

Cách chăm sóc đúng khi trẻ mắc thủy đậu để tránh bị sẹo

 

 

 

 

BS Trần Anh Tuấn

Nguồn: SKĐS

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.