Một số câu hỏi thường gặp khi bệnh nhân bị thiếu máu

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Nhiều loại thiếu máu có thể không phòng tránh được, tuy nhiên bạn có thể phòng tránh được một số loại thiếu máu bằng cách chuẩn bị bữa ăn của bạn với nhiều loại thực phẩm có nhiều vitamin, sắt và muối khoáng

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BỆNH NHÂN BỊ THIẾU MÁU

1. Thiếu máu là gì?

Trả lời: Thiếu máu là tình trạng mà bạn có số lượng hồng cầu hoặc lượng huyết sắc tố thấp hơn bình thường. Lượng huyết sắc tố không đủ để vận chuyển oxy tới các mô của cơ thể. Có nhiều dạng thiếu máu, mỗi dạng thiếu máu có nguyên nhân riêng gây thiếu máu đặc trưng. Thiếu máu có thể tạm thời hoặc kéo dài, và nó có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng.

2. Thiếu máu được chẩn đoán và phân loại mức độ thể nào?

Trả lời: Chẩn đoán thiếu máu là dựa vào lượng huyết sắc tố theo giới và nhóm tuổi, cụ thể như sau:

Quần thể Không thiếu máu

(HST g/L)

Thiếu máu
Nhẹ

(HST g/L)

Trung bình (HST g/L) Nặng

(HST g/L)

Trẻ 6 -59 tháng tuổi ≥ 110 100-109 70-99 <70
Trẻ 5-11 tuổi ≥115 110-114 80-109 <80
Trẻ 12-14 tuổi ≥120 110-119 80-109 <80
Phụ nữ không mang thai ≥ 15 tuổi ≥120 110-119 80-109 <80
Phụ nữ mang thai ≥110 100-109 70-99 <70
Đàn ông ≥ 15 tuổi ≥130 110-129 80-109 <80

3. Thiếu máu có hay gặp trong cộng đồng không?

Trả lời: Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới ước tính khoảng 42% trẻ em dưới 5 tuổi và 40% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu máu.

4. Thiếu máu thường có biểu hiện lâm sàng như thế nào?

Trả lời: Dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu thường phong phú vì nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu. Tuy nhiên, bệnh nhân thiếu máu thường có một số triệu chứng sau: Mệt, yếu, da nhợt nhạt hoặc vàng da, nhip tim nhanh, đôi khi không đều, thở nhanh nông, đau ngực, chân tay lạnh, chóng mặt hoặc đau đầu.

5. Khi nào thì bạn nên đi khám?

Trả lời: Bạn nên đi khám khi bạn cảm thấy mệt mà không biết lý do. Triệu chứng mệt là do nhiều nguyên nhân khác ngoài thiếu máu, nên không chắc chắn rằng bạn mệt bạn sẽ bị thiếu máu, tuy nhiên mệt là triệu chứng cơ năng thường gặp của thiếu máu.

6. Thiếu máu thường chỉ định xét nghiệm gì?

Trả lời:

Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi là xét nghiệm thường qui của huyết học cho chúng ta biết nhiều thông số trong đó có số lượng hồng cầu, huyết sắc tố (HST)…

– Xét nghiệm hóa sinh: Sắt, ferritin huyết thanh, bilirubin

– Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm tử, cung phần phụ

– Thăm dò chức năng: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng

7. Thiếu máu thường hay do nguyên nhân gì?

Trả lời: Thiếu máu thường gặp trong một số nguyên nhân sau:

– Cơ thể bạn không tạo được đủ tế bào hồng cầu (lượng huyết sắc tố).

– Chảy máu gây ra thiếu máu do mất máu (hồng cầu-huyết sắc tố).

– Hồng cầu của bạn bị phá hủy trong tuần hoàn.

7.1. Suy tủy xương: Suy tủy xương là một bệnh có biểu hiện thiếu hụt các tế bào máu, bạch cầu trung tính, bạch cầu mô nô xít và tiểu cầu trong máu, và mỡ hóa hoàn toàn phần lớn các khoang sinh máu trong tủy xương. Giảm hồng cầu lưới, bạch cầu trung tính, mô nô xít và tiểu cầu, có khi nặng đe dọa tính mạng do nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ chảy máu, và biến chứng của thiểu máu nặng.

7.2. Thiếu máu do suy thận mạn: Thiếu máu là biến chứng hằng định ở bệnh nhân suy thận mạn, nó vừa là triệu chứng vừa là biến chứng của bệnh. Thiếu máu ở bệnh thận mạn là do giảm khả năng tiết và chức năng nội tiết của thận.

7.3. Thiếu máu do các rối loạn nội tiết: Thiếu máu có thể là biểu biện nhận thấy đầu tiên của bệnh nhân có rối loạn nội tiết. Biểu hiện thiếu máu ở bệnh nhân rối loạn nội tiết thường thấy thiếu máu từ mức độ nhẹ đến vừa.

7.4. Đái huyết sắc tố kịch phát về đêm: (paroxysmal nocturnal hemoglobinuria) Là bệnh tế bào gốc tạo máu mắc phải được đặc trưng bởi thiếu máu tan máu mạn tính, có thời nguy cơ huyết khối và thường xuyên giảm tế bào máu.

7.5. Thiếu máu hồng cầu to do folate và vitamin B12: Ngoài sắt cơ thể còn cần folate và vitamin B12 để tạo đủ lương hồng cầu cần thiết. Thường gặp ở một số người thường ăn kiêng, hoặc cơ thể không hấp thu được nên gây thiếu vitamin.

7.6. Thiếu máu do rối loạn chuyển hóa sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu thường gặp nhất do nguyên nhân là giảm lượng sắt trong cơ thể, tủy xương của bệnh nhân cần sắt để tạo huyết sắc tố. Không đủ sắt, cơ thể bệnh nhân sẽ không đủ khả năng tổng hợp đủ lượng hemoglobin để tạo hồng cầu cho cơ thể. Cung cấp sắt không đủ thường hay gặp ở phụ nữ mang thai, rong kinh, viêm loét, ung thư đường tiêu hóa, trĩ, ký sinh trùng…

8. Có yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây thiếu máu?

Trả lời:

– Ăn kiêng, trong bữa ăn thiếu các vitamin và muối khoáng làm tăng nguy cơ thiếu sắt, viatmin B12 và folate sẽ làm bạn tăng nguy cơ thiếu máu.

– Một số bệnh lý tiêu hóa: như rối loạn ruột non gây ảnh hướng đến hấp thu dinh dưỡng trong ruột non chẳng hạn như bệnh Crohn …

– Kinh nguyết: Kinh nguyệt là yếu tố nguy cơ làm cho những phụ nữ đang trong độ tuổi còn kinh nguyệt có nguy cơ thiếu máu cao hơn so với nhứng phụ nữ sau khi mất (không còn) kinh và nam giới.

– Phụ nữ mang thai: Nếu bạn là phụ nữ đang mang thai mà không bổ sung thêm vitamin, a xít folic và sắt sẽ làm cho bạn tăng nguy cơ bị thiếu máu.

– Bệnh lý viêm mạn tính:  Bạn bị ung thư, suy thận , đái tháo đường….Bạn sẽ tăng nguy cơ bị thiếu máu.

– Tiền sử gia đình: Nếu bạn có tiền sử gia đình có thiếu máu tan máu như bệnh thalassemia, hoặc bệnh huyết sắc tố bất thường thì bạn cũng sẽ tăng nguy cơ bị thiếu máu.

– Tuổi cao: Nếu tuổi của bạn >65 tuổi, thì đó là yếu tố tăng nguy cơ bị thiếu máu.

9. Thiếu máu có biến chứng gì không?

Trả lời: Nếu thiếu máu không được điều trị, nó có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho bạn, chẳng hạn như:

– Mệt mỏi nhiều (nặng): Thiếu máu nặng làm cho bạn cảm thấy mệt nặng không có khả năng làm những công việc sinh hoạt cơ bản hàng ngày.

– Một số biến chứng ở thai sản: Nếu bạn là phụ nữ đang mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt, a xít folic và vitamin B12 có thể có biến gây bạn sinh non.

– Biến cố về tim mạch: Thiếu máu có thể gây nhịp tim nhanh và loạn nhịp tùy thuộc vào mức độ thiếu máu. Vì khi bạn bị thiếu máu, tìm bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn đó là bơm máu nhiều làn hơn để đảm bảo  cung cấp đủ oxy cho mô, cơ quan đích, tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ gây suy tim.

10. Thiếu máu có dự phòng được không?

Trả lời: Nhiều loại thiếu máu có thể không phòng tránh được, tuy nhiên bạn có thể phòng tránh được một số loại thiếu máu bằng cách chuẩn bị bữa ăn của bạn với nhiều loại thực phẩm có nhiều vitamin, sắt và muối khoáng

– Sắt: Thực phẩm giàu sắt như thịt bò, một số thịt khác, hạt đậu, ngũ cốc giàu sắt, những loại rau có màu xanh đậm….

– Folate: Folate và dạng tổng hợp của a xít folic, có thể thấy nhiều trong nước ép trái cây, loại rau có màu xanh đậm, đậu xanh, đậu phụng, bánh mì, ngũ cốc, mỳ ống, cơm…

– Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt, các sản phảm bơ và sữa và sản phẩm từ hạt đậu…

– Viatmin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm nước cam ép, khoai tây, chanh, dâu. Những thực phẩm này giúp tăng khả năng hấp thu sắt.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.