Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira khi đi chơi thác nước: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Ngày cập nhật: 27/03/2024

Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira khi đi chơi thác nước: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh Xoắn khuẩn Leptospira là nguyên nhân gây bệnh xoắn khuẩn vàng da, thường ký sinh trên gia súc, gia cầm và nguồn nước ô nhiễm, lây nhiễm cho người qua tổn thương niêm mạc. Chính vì vậy, mùa mưa cần cảnh giác với căn bệnh này.

Mới đây, Khoa Nội thận – Tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã điều trị thành công cho một bệnh nhân nam có tình trạng tổn thương thận cấp và suy gan cấp do nhiễm xoắn khuẩn Leptospira sau khi đi chơi thác nước. Điều này khiến nhiều người lo lắng.

Sốt, vàng da, vàng mắt và suy gan cấp do nhiễm xoắn khuẩn Leptospira

Xoắn khuẩn Leptospira là nguyên nhân gây bệnh Leptospirosis (bệnh xoắn khuẩn vàng da) thường ký sinh trên gia súc, gia cầm và nguồn nước ô nhiễm, bệnh lây nhiễm cho người qua tổn thương niêm mạc.

Bệnh phát sinh và phát triển quanh năm nhưng thường thấy bệnh xảy ra nhiều vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều từ mùa hè tới đầu mùa thu. Bệnh lây trực tiếp do người, động vật khỏe tiếp xúc trực tiếp với người, động vật mang bệnh, đặc biệt là bệnh lây khi phối giống.

Hoặc bệnh lây khi người, động vật khỏe tiếp xúc với nguồn nước hoặc môi trường nhiễm khuẩn, xoắn khuẩn xâm nhập qua niêm mạc miệng, mũi, giác mạc mắt và da bị sây sát, tổn thương để vào cơ thể gây bệnh.

Ở người bị bệnh Leptospira thể hiện triệu chứng qua 2 giai đoạn:

+ Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng giống như trường hợp nhiễm virus. Người bệnh sốt, trong máu có vi khuẩn. Giai đoạn này kéo dài 4 – 7 ngày.

+ Giai đoạn tiếp theo kéo dài 30 – 31 ngày, đặc trưng là triệu chứng đau cơ, nôn mửa, chướng bụng, thể viêm màng não chiếm 80% số người mắc bệnh. Người bệnh có triệu chứng vàng da và niêm mạc, sốt, có thể rối loạn chức năng gan, thận, dần dần suy thận, loạn nhịp tim, viêm phổi xuất huyết. Tỷ lệ tử vong ở người có thể chiếm 5 – 40% số ca bệnh.

Bệnh có biểu hiện vàng da và niêm mạc, rất rõ ở niêm mạc mắt. Trên da và niêm mạc miệng có những mảng hoại tử, loét. Tổ chức liên kết dưới da vàng, keo nhầy và thủy thũng. Tích nước xoang ngực, xoang bụng, dịch có màu vàng. Xuất huyết dưới da, niêm mạc ruột, phổi, tim, thận và lách, máu loãng.

Vàng da, vàng mắt và suy gan cấp do nhiễm xoắn khuẩn Leptospira.

Bệnh Leptospirosis dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác

Khi sống trong cơ thể người, ở giai đoạn đầu người bệnh có biểu hiện sốt, đau cơ, mệt mỏi, ho, chảy nước mũi. Đến giai đoạn nặng hơn (từ ngày thứ 6) nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận, viêm phổi và viêm màng não.

Điều đáng nói, theo các bác sĩ, chẩn đoán Leptospira hiện vẫn còn là thách thức, do bệnh dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác. Đặc điểm lâm sàng của bệnh đa dạng, từ sốt, đau cơ giống cúm trong thể bệnh nhẹ, đến vàng da, suy thận, xuất huyết da và hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS) trong thể bệnh nặng (bệnh Weil).

Chẩn đoán bệnh Leptospira tùy theo từng thời kỳ hoặc giai đoạn bệnh của bệnh nhân mà có cách lấy bệnh phẩm và chẩn đoán thích hợp. Nếu giai đoạn I, lấy máu bệnh nhân lúc còn sốt cao, đem nuôi cấy và/hoặc tiêm truyền vào chuột lang, sau đó xác định và định danh vi khuẩn; giai đoạn II, lấy nước tiểu bệnh nhân,…

Điều trị và phòng bệnh Leptospirosis

Điều trị Leptospirosis dựa trên nguyên tắc dùng kháng sinh đặc hiệu, phổ rộng để điều trị. Kháng sinh cần được điều trị sớm, đúng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn và dài ngày.

Ngoài ra, sử dụng thêm một số thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau, uống nhiều nước. Khi mắc bệnh, nên nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, nhiều thức ăn chứa vitamin, nâng sức đề kháng của cơ thể.

Về phòng bệnh cần tích cực của cộng đồng và an toàn vệ sinh lao động bằng các biện pháp đơn giản (mang giày cổ cao khi lội ruộng, bùn sình, mang thêm găng tay khi phải dùng đến tay để thao tác).

Cần quản lý vật nuôi, tránh thải nước tiểu, phân trực tiếp ra ao hồ gây ô nhiễm nước, tiêm vaccine phòng bệnh cho gia súc, giám sát bệnh ở vật nuôi. Điều đặc biệt, không tắm ở ao hồ, sông, suối nhiễm bẩn.

Bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira (Leptospirosis) là bệnh của động vật, chủ yếu là loài gậm nhấm và gia súc, lây truyền cho con người. Bệnh có nguy cơ cao với những người thường xuyên làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc với động vật, ví dụ như nông dân, thợ may, bác sĩ thú y, công nhân chế biến cá, nông dân sản xuất bơ sữa hoặc làm việc trong quân đội,… Đây cũng là bệnh nguy cơ với những người đi cắm trại hoặc những người tham gia vào các hoạt động thể thao ngoài trời trong khu vực lây nhiễm, những người thường xuyên bơi, lội, di chuyển bằng bè trên hồ, sông bị nhiễm.

Hiện nay, Việt Nam vẫn nằm trong vùng dịch tễ cao của bệnh xoắn khuẩn. Nghiên cứu dịch tễ học hồi cứu cho thấy trong giai đoạn 2002 – 2011, tổng số ca mắc xoắn khuẩn được ghi nhận tại Việt Nam là 369 ca và không có trường hợp tử vong.

Đỗ Văn Tùng – BS. Trần Thị Lệ

Nguồn suckhoedoisong

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.