Những điều cần biết trước khi khám sức khỏe tổng quát nữ giới

Ngày cập nhật: 20/12/2022

Ở nữ giới, dù ở độ tuổi nào đều tiềm ẩn những vấn đề ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, duy trì khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho nữ giới giúp phát hiện các bệnh lý từ sớm, ngăn ngừa tiến triển và biến chứng xấu của bệnh.

1. Thực trạng sức khỏe nữ giới hiện nay 

Ngày nay, xu hướng bệnh ở nữ giới ngày càng trẻ hoá. Nếu như trước đây phụ nữ từ 30 tuổi mới có nguy cơ đối mặt với nhiều bệnh lý thì hiện nay, tình trạng này gặp ở cả những phụ nữ trong độ tuổi 20 – 30. 

Những bệnh lý phổ biến ở nữ giới

Những bệnh lý phổ biến ở nữ giới như:

Bệnh phụ khoa: Các bệnh như viêm âm đạo, bệnh ở vú, u nang buồng trứng, u xơ tử cung… Nguyên nhân chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn, vi nấm, vấn đề vệ sinh, đời sống tình dục, thói quen sinh hoạt, ăn uống, nạo phá thai…

Cao huyết áp, đái tháo đường: Các bệnh lý chuyển hoá như cao huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường… chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau độ tuổi 40 do nữ giới bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh nội tiết suy giảm. 

Ung thư: Một số bệnh lý ung thư phổ biến ở nữ giới như ung thư tuyến giáp, ung thư buồng ứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú…

2. Lợi ích của thăm khám sức khỏe tổng quát nữ giới 

Duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ ở nữ giới là biện pháp chủ động bảo vệ sức khỏe. Khi đó, nữ giới sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình, sớm phát hiện các nguy cơ, dấu hiệu bệnh lý, từ đó có biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh kịp thời. Điều này không chỉ giúp nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh, ngăn chặn biến chứng mà còn bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm chi phí và gánh nặng lên gia đình, xã hội. 

Đặc biệt, khi có kết quả kiểm tra sức khỏe, chị em sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, lối sống để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. 

3. Khám sức khỏe tổng quát cho nữ bao gồm những gì? 

Khám nội tổng quát: Bác sĩ nội sẽ khám và tư vấn thông qua việc: hỏi bệnh sử, tiền sử, đánh giá các yếu tố nguy cơ thông qua hỏi bệnh. 

Gói khám sức khỏe cơ bản 

Khám lâm sàng: khám vú, âm đạo, các cơ quan…

Kiểm tra các chỉ số: huyết áp, BMI, vòng bụng, vòng ngực… nhằm đánh giá các bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ bệnh lý nội khoa khác. 

Khám mắt: Bác sĩ kiểm tra thị lực và đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh mắt như: tật khúc xạ, loạn thị, cận thị…

Khám răng: Khám và tư vấn các vấn đề răng miệng, chụp phim răng để phát hiện các bệnh lý chân răng, hàm…

Khám tai mũi họng: Khám, tư vấn chuyên khoa tai mũi họng, kết hợp nội soi phát hiện bệnh lý vùng tai mũi họng. 

Khám phụ khoa: Bác sĩ khám phần phụ, khám vú, soi cổ tử cung, xét nghiệm HPV và tầm soát các bệnh ung thư phần phụ.

4. Các xét nghiệm cận lâm sàng ở nữ giới 

4.1. Các xét nghiệm sinh hoá 

  • Xét nghiệm chức năng gan: xét nghiệm men gan AST, ALT, GGT, định lượng bilirubin (toàn phần – trực tiếp, gián tiếp).
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Xét nghiệm creatinin, ure máu. 
  • Tầm soát bệnh đái tháo đường: đường máu, chỉ số HbA1c
  • Tầm soát bệnh mỡ máu: Định lượng cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, triglycerid,…
  • Kiểm tra lượng sắt trong máu: sắt huyết thanh
  • Tổng phân tích nước tiểu: phát hiện các bệnh lý đường niệu, bài tiết nước tiểu…

4.2. Xét nghiệm huyết học

  • Xét nghiệm công thức máu: đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, các rối loạn đông máu liên quan đến số lượng tiểu cầu…
  • Xét nghiệm nhóm máu 
  • Xét nghiệm đông máu cơ bản 

4.3. Xét nghiệm vi sinh

  • Xét nghiệm viêm gan: thông qua định lượng kháng thể virus viêm gan A, B, C,…
  • TPHA – Giang mai: đánh giá tình trạng nhiễm giang mai
  • Test hồng cầu trong phân: tầm soát các bệnh lý đại tràng 
  • Test HP 
  • Xét nghiệm phân tìm trứng sán 

4.4. Xét nghiệm miễn dịch 

  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: xét nghiệm FT3, FT4, TSH…
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng sinh sản và sinh dục nữ: FSH, LH 
  • Định lượng pepsinogene (I, II và tỷ lệ I/II): Theo dõi tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày. 
  • Xét nghiệm định lượng các dấu ấn ung thư, tầm soát ung thư gan, ruột, dạ dày, phổi, vú, buồng trứng.

4.5. Chẩn đoán hình ảnh 

  • Siêu âm ổ bụng kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng như gan, lách, tuỵ, mật, thận…
  • Siêu âm tuyến giáp
  • Siêu âm vú 2D, 3D 
  • Siêu âm phụ khoa bằng đầu dò âm đạo hoặc qua siêu âm ổ bụng. 
  • Chụp Xquang vú, tim phổi
  • Chụp MRI cột sống
  • Nội soi đại tràng, nội soi dạ dày 

5. Khám sức khỏe tổng quát nữ giới tại DOCTOR4U 

Hiện nay, Phòng khám Bác sĩ Bên bạn DOCTOR4U triển khai nhiều gói khám phù hợp với nhiều đối tượng nữ giới khác nhau. 

Khám sức khỏe tổng quát nữ giới ở Doctor4U

  • Gói khám được thiết kế khoa học, thực tiễn, tiếp cận mục đích khám của khách hàng nữ giới. Giúp phát hiện sớm các bệnh lý nữ giới và lên kế hoạch điều trị toàn diện cho người bệnh.
  • Khách hàng được khám và tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia chuyên khoa hàng đầu, nhiều kinh nghiệm và công tác tại các bệnh viện lớn. 
  • Khám sức khỏe tổng quát nữ giới giúp khách hàng tầm soát các nguy cơ bệnh lý ung thư. 
  • Tại phòng khám DOCTOR4U trang bị hệ thống thiết bị hiện đại bậc nhất, hỗ trợ quá trình khám, chẩn đoán bệnh hiệu quả, chính xác. 
  • Không gian phòng khám đạt tiêu chuẩn cao, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vô trùng. 
  • Kết hợp thăm khám trực tiếp và khám online thông qua video call, quản lý bệnh án điện tử tiện lợi cho người bệnh. 

Khám sức khỏe tổng quát nữ bao gồm khám chi tiết các cơ quan, ngoài ra còn khám một số cơ quan liên quan đến sinh dục cho nữ, tầm soát các bệnh ở các cơ quan sinh dục nữ. Khám sức khỏe tổng quát rất cần thiết giúp nhận biết sớm các bệnh lý và nguy cơ bệnh. Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về các gói khám tại DOCTOR4U khách hàng liên hệ qua số hotline để được tư vấn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.