Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là trẻ sơ sinh. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi chữa ho cho trẻ sơ sinh.
Trẻ ho lâu ngày có ảnh hưởng gì không? – Biểu hiện ho ở trẻ là vấn đề thường gặp, khi trẻ bị ho kéo dài mãi không khỏi sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy, ho lâu ngày có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ không, các bệnh nào khiến cho tình trạng ho kéo dài lâu ngày? |
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi trẻ sơ sinh bị bệnh đường hô hấp, ho sẽ giúp đường hô hấp thông thoáng, tống xuất đờm, dịch mũi họng… ra ngoài. Có hai kiểu ho điển hình ở trẻ sơ sinh:
– Nếu trẻ sơ sinh ho khan: Ho khan xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Trẻ sơ sinh bị ho khan là do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản dưới sự thay đổi của nhiệt độ về chiều tối và ban đêm, đôi khi kèm theo triệu chứng thở khò khè.
– Nếu trẻ sơ sinh ho có đờm: Ho có đờm là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm nhầy có màu trắng hoặc xanh.
Trên thực tế ở trẻ sơ sinh (dưới 4 tháng tuổi) thường ít khi bị ho, nếu trẻ sơ sinh bị ho thì có thể do các nguyên nhân như: Thời tiết thay đổi, trẻ mắc viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng, ho gà, trẻ nhiễm bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial virus – RSV).
Như chúng ta thường thấy, môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá… có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Nhiều trẻ bị ho thở khò khè là do đường hô hấp dưới của trẻ tăng tiết dịch nhầy để chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị ho và những sai lầm cần tránh
Khi trẻ bị ho cha mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ để giúp thông thoáng mũi. Bởi nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi gây khó thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ khó chịu khi bú. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi có thể giúp giảm chất nhầy trong mũi và giảm sưng đường hô hấp, giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra hơn. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi.
– Cho trẻ bú nhiều lần, ít một, không cho trẻ ăn quá no, việc tăng cữ bú có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp, trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn.
– Đặt trẻ nằm cao đầu hoặc bế trẻ tư thế thẳng. Có thể cho trẻ dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối để nâng đầu cao hơn, điều này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và ho cũng sẽ giảm.
– Giữ ấm cơ thể trẻ nếu là mùa đông, mùa hè thì không cần mặc áo quá dày, tránh gió lùa, giữ nhiệt độ phòng ≥ 25°C.
Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh hoạ.
Sai lầm cần tránh khi trẻ sơ sinh bị ho
– Tránh lạm dụng nước muối để hút mũi quá nhiều, vì điều này sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ.
– Tự ý dùng thuốc ho cho trẻ. Nhiều cha mẹ thấy trẻ bị ho liền tự mua thuốc ho và sử dụng các biện pháp chữa ho theo mách bảo, dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chữa ho cho trẻ, việc tiếp xúc với vi khuẩn trong giai đoạn đầu rất có ích cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Do đó, khi trẻ bị ho không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.
– Tự ý cho trẻ ngưng thuốc khi thấy triệu chứng ho thuyên giảm: Một số trường hợp khi được các bác sĩ kê đơn thuốc, khi thấy trẻ giảm ho, thì liền ngừng thuốc. Bởi sợ các loại thuốc tây không tốt cho trẻ, đây là việc làm hết sức sai lầm. Không những không trị dứt triệu chứng ho, việc ngưng sử dụng thuốc giữa chừng còn có thể khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu hơn, thậm chí gây nhờn thuốc.
– Quá kiêng khem khi trẻ ho: Khi trẻ sơ sinh bị ho, nhiều mẹ kiêng khem không dám ăn nhiều, lo sợ con bú mẹ sẽ bị ho. Hoặc khi thấy trẻ ho, nôn trớ cũng không cho trẻ bú mẹ nhiều… điều này là sai lầm. Khi trẻ bị ho càng cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Việc kiêng khem quá mức có thể khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng
Trường hợp trẻ bị ho nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày, cha mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc ho không kê đơn. Cần chú ý chọn những loại thuốc ho có chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên lựa chọn những loại thuốc ho không ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương, vì nó sẽ không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
Cha mẹ cũng cần theo dõi diễn biến bệnh, nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nặng như ho kèm sốt, đờm xanh hay vàng, khó thở, mệt nhiều, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn… thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Để phòng tránh giúp trẻ không bị ho, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo đủ ẩm, găng tay, tất chân, đội mũ, đắp chăn mỏng cho trẻ. Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày để tránh mất nước và thông thoáng đường hô hấp. Không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh, nhất là bệnh hô hấp. Mùa lạnh vẫn nên cho trẻ phơi nắng khi có nắng, tránh phơi nắng vào sáng sớm, vì điều này dễ dẫn đến trẻ bị nhiễm lạnh gây ho.
Đảm bảo vệ sinh ăn uống, chăm sóc trẻ bằng cách vệ sinh tay thường xuyên. Nơi ở cần thoáng mát, sạch sẽ, cho trẻ tiêm phòng bệnh theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tham khảo thêm
|
Trần Anh Tuấn
Nguồn: suckhoedoisong
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.