Rối loạn tiền đình ăn gì? Kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiền đình.

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Rối loạn tiền đình gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, tuy nhiên hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ thay đổi thói quen ăn uống và lối sống. Rối loạn tiền đình ăn gì , kiêng ăn gì để bệnh thuyên giảm là vấn đề được nhiều người quan tâm!

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

1. Vitamin – nhóm dinh dưỡng quan trọng đối với người bị rối loạn tiền đình

Không chỉ riêng người bị rối loạn tiền đình, bất cứ ai cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh việc bổ sung vitamin ở các đối tượng này bởi vì vitamin có vai trò quan trọng trong việc tăng sức khỏe cho hệ tiền đình và tăng sức đề kháng cho cơ thể..

Một số vitamin được khuyến cáo nên bổ sung:

  • Vitamin B6: Cơ thể thiếu vitamin B6 có thể bị chóng mặt. Vitamin B6 có nhiều trong thịt gia cầm, sữa, các loại hải sản, phô mai, rau chân vịt, v.v…
  • Vitamin C: Giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình. Một nghiên cứu cho thấy, người bị rối loạn tiền đình được bổ sung vitamin C trong 8 tuần có khả năng cải thiện các triệu chứng nhanh hơn các đối tượng không sử dụng vitamin C. Vitamin C có nhiều trong hoa quả chua như cam, chanh, bưởi. Ngoài ra còn có ớt xanh, đu đủ, v.v…
  • Vitamin D: Giúp giảm xơ cứng tai. Do đó, bạn nên tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá, trứng, sữa, v.v…

2. Thực phẩm giàu acid folic rất cần thiết

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình đó là hàm lượng acid trong máu quá thấp, dẫn tới homocysteine tăng cao. Vì vậy những người mắc rối loạn tiền đình nên bổ sung thực phẩm có chứa acid folic, sẽ giúp cải thiện bệnh rất hiệu quả. 

Acid folic có nhiều trong quả cam, măng tây, rau bina, cải xanh, lòng đỏ trứng, ngũ cốc thô, v.v…

3. Thực phẩm giàu chất xơ – bí quyết cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Một cơ thể có hệ tiêu hóa kém thì không thể cải thiện đẩy lùi bệnh tật. Bởi hệ tiêu hóa là cơ quan tiếp nhận mọi chất dinh dưỡng từ bên ngoài, từ đó cung cấp năng lượng, vi chất cho toàn bộ cơ thể. Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp toàn bộ cơ thể khỏe mạnh, nhanh chóng hồi phục.

Bởi vậy, trả lời cho câu hỏi rối loạn tiền đình ăn gì thì thực phẩm giàu chất xơ là một trong những thực phẩm cần ưu tiên hàng đầu. 

4. Thực phẩm giàu Omega-3 – cải thiện não bộ

Cơ thể con người không thể sản xuất acid béo Omega-3 mà cần thu nạp từ các loại thực phẩm. Hợp chất này rất quan trọng đối với trí não do nó tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh. 

Omega-3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, v.v… Ngoài ra, Omega-3 cũng có nhiều trong quả óc chó, hạt bí ngô, hạt hướng dương, súp lơ.

5. Không thể bỏ qua magie, canxi, kẽm

Các chất này rất quan trọng trong việc bảo trì và củng cố các xung động thần kinh bình thường. Bởi vậy chúng rất cần thiết cho người bị rối loạn tiền đình. 

  • Magie có nhiều trong cải xoăn, chuối chín, sô cô la đen, quả bơ, sữa chua, rong biển, v.v…
  • Canxi có nhiều trong sữa, đậu nành, các loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm, v.v…
  • Thực phẩm có chứa kẽm: Ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt vừng, trái cây, đậu phộng, hạt điều, v.v…

Rối loạn tiền đình kiêng ăn gì?

1. Chất béo 

Người bị rối loạn tiền đình nên kiêng ăn chất béo xấu. Nguyên nhân do khi cơ thể nạp quá nhiều chất béo sẽ tăng lượng cholesterol, ảnh hưởng đến quá trình điều trị rối loạn tiền đình. 

Thực phẩm giàu chất béo cần tránh: Mỡ động vật, bơ, kem, v.v… Thay vào đó nên sử dụng các loại chất béo tốt từ thực vật như dầu oliu, dầu mè…

2. Rượu, bia, cà phê

Các loại đồ uống có chất kích thích sẽ làm tăng triệu chứng ù tai, khiến cho bệnh rối loạn tiền đình trở nên nặng hơn. Hơn nữa, chúng còn có tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương, gây suy giảm trí nhớ, tăng đau đầu, chóng mặt. Bởi vậy, người bệnh cần tuyệt đối tránh các đồ uống này.

3. Thực phẩm quá nhiều muối

Đồ ăn có quá nhiều muối sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh do biến động áp suất dịch tai trong, đồng thời khiến cho huyết áp của người bệnh tăng cao. Điều này sẽ khiến cho quá trình điều trị bệnh khó khăn hơn.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho người bị rối loạn tiền đình

  • Chia lượng thức ăn đồng đều trong ngày, mỗi bữa có lượng thức ăn giống nhau.
  • Ăn vào khung giờ cố định.
  • Cố gắng không bỏ bữa sáng vì bữa sáng giúp kích thích hoạt động não bộ và thúc đẩy trao đổi chất.
  • Hạn chế ăn uống nhiều vào buổi chiều và tối.
  • Không nên ăn mặn.
  • Khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Cần tránh ăn thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, đồ chế biến sẵn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người bị rối loạn tiền đình cần tránh leo trèo cao, đọc sách khi ngồi xe ô tô, tránh làm việc với máy móc có độ rung lắc lớn. Các hành động này sẽ ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình ốc tai, khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Trên đây là một số gợi ý của Doctor4U về rối loạn tiền đình ăn gì, kiêng ăn gì. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.