Tìm hiểu bệnh lý sốt xuất huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý

Ngày cập nhật: 15/12/2022

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến khá phức tạp. Đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, xuất hiện trong thời điểm giao mùa và nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng DOCTOR4U tìm hiểu về bệnh lý sốt xuất huyết qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì? 

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus dengue gây ra. Dây là bệnh lý truyền nhiễm, lây truyền khi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang mầm bệnh đốt. Căn bệnh đã được ghi nhận từ những năm của thế kỷ XIII, xuất hiện trên 100 nước với số ca mắc gần 100 triệu ca mỗi năm trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố: “Thế kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh sốt xuất huyết”. 

Bệnh sốt xuất huyết Dengue 

Mỗi năm, toàn cầu có khoảng 390 triệu ca nhiễm bệnh, trong đó có 96 triệu người có biểu hiện lâm sàng. Một nghiên cứu khác cho thấy, ước tính có 3.9 tỷ người có nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết, trong đó có 70% thuộc các nước châu Á. 

Trong suốt hai thập kỷ qua, số ca mắc đã tăng gần 8 lần. Số liệu WHO ghi nhận năm 2000 là 505.430 ca, lên hơn 2.4 triệu ca năm 2020 và 5.2 triệu ca năm 2019. Số ca tử vong được báo cáo từ năm 2000 – 2015 tăng từ 960 lên đến 4032 ca. 

2. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết 

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue, chi Flavivirus, họ Flaviviridae gây ra. Vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti, đưa virus gây bệnh vào máu của người nhờ cách đốt (chích).

Muỗi vằn Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới có thể đốt người và gây bệnh. Virus Dengue có thể ủ bệnh trong cơ thể từ 8 – 11 ngày, sau đó nếu bạn bị muỗi Aedes thì virus sẽ được lây truyền. 

Virus dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Người bệnh nhiễm với chủng virus nào thì có khả năng tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, nhưng vẫn có nguy cơ mắc các chủng khác. Do đó, những người sống trong các vùng có lưu hành dịch Dengue có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn một lần. 

3. Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết 

Trên lâm sàng, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết Dengue biển hiện đa dạng, dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng tuỳ các mức độ khác nhau: 

3.1. Dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ

Sốt xuất huyết nhẹ thường xuất hiện ở những người lần đầu tiên mắc bệnh vì chưa có miễn dịch với virus Dengue. 

Dấu hiệu sốt xuất huyết dengue

Các triệu chứng bệnh thường điển hình và ít gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: 

  • Bệnh khởi phát với triệu chứng sốt cao, có thể lên tới 40 độ, sốt kéo dài trong vòng 4 – 7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. 
  • Đau đầu 
  • Đau hốc mắt 
  • Đau khớp và cơ
  • Buồn nôn, nôn 
  • Phát ban. Các ban sốt xuất huyết thường xuất hiện trên cơ thể từ 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt và dần thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. 

3.2. Dấu hiệu sốt xuất huyết nặng

Người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng (đường tiêu hoá, xuất huyết não): 

  • Xuất huyết đường tiêu hoá: biểu hiện đau đầu bình thường và sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh có thể đi ngoài ra máu, phân đen hoặc đi ngoài máu tươi. Trên da xuất hiện các ban xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái… 
  • Xuất huyết não: thường khó nhận biết, đặc biệt ở người lớn do biểu hiện không rõ ràng. Người bệnh có thể chỉ bị sốt, đau đầu, liệt chân, tay hoặc liệt nửa người, sau đó hôn mê, dẫn tới tử vong. 

3.3. Hội chứng sốc sốt xuất huyết 

Sốc sốt xuất huyết Dengue là mức độ nặng nhất của bệnh, bao gồm tất cả những triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ và các triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi lòng mạch, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc. 

Thể bệnh này thường nặng và xảy ra ở những lần nhiễm trùng sau, khi người bệnh đã có miễn dịch chủ động do từng mắc bệnh, hoặc thụ động do mẹ truyền sang đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Sốc sốt xuất huyết thường phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ nhỏ ở người lớn. Bệnh có thể chuyển biến nặng, nhanh chóng, gây suy đa tạng và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

4. Điều trị sốt xuất huyết như thế nào? 

Sốt xuất huyết Dengue hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị dựa trên các triệu chứng. Khi bắt đầu phát sốt kèm theo các triệu chứng của sốt xuất huyết, người bệnh nên đi thăm khám tại các bệnh viện. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tại nhà, thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phát sốt đầu tiên.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue

  • Người bệnh điều trị tại nhà cần được chăm sóc kỹ lưỡng, có thể sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol, liều dùng từ 10 – 15mg/1kg/lần, uống cách nhau ít nhất 4 giờ. 
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, tránh hoạt động mạnh. 
  • Uống đủ nước, tăng cường các nước trái cây, bù điện giải. 
  • Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ, dễ ăn, thức ăn nên là thức ăn lỏng hoặc mềm. 
  • Cho người bệnh tắm bằng nước ấm, lau người nhẹ nhàng, không kỳ mạnh trên da. 
  • Tuyệt đối không cho người bệnh uống các loại thuốc như Aspirin, Ânlgin, Ibuprofen,… vì có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn do xuất huyết hoặc toan máu.
  • Khi đang điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại nhà, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường hoặc nặng hơn, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. 

Sốt xuất huyết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, nhưng đặc biệt thành dịch vào thời điểm giao mùa, mùa mưa. Do đó, người dân không được chủ quan mà cần chủ động phòng tránh bệnh. Những ca bệnh bị sốt xuất huyết nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ sớm khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.