Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người, có thể phát triển thành dịch. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc nổi phỏng nước, tập trung chủ yếu ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh là qua hệ tiêu hoá, từ tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Vì vậy, các khu vực như nhà trẻ, trường học, mẫu giáo,… có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch.
Bệnh do virus đường ruột gây ra, chủ yếu là hai nhóm tác nhân Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (E71). Hai loại virus này có sức sống mãnh liệt và dai dẳng, sống được trong khoảng nhiệt độ rất rộng, từ rất lạnh đến rất nóng. Virus chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C sau 30p hay với nhiệt độ lạnh -40 độ C, virus vẫn có thể sống đến 3 tuần ở môi trường bên ngoài. Những khu vực sinh hoạt chung của trẻ là nơi tập trung virus như: đồ dùng ăn uống, mặt bàn, đồ chơi chung, ghế,…
Bệnh tay chân miệng là gì?
Để có thể phát hiện sớm bệnh lý tay chân miệng ở trẻ, bố mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu sớm của trẻ. Từ đó giúp cho việc chữa trị trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn, phòng ngừa các biến chứng bệnh nguy hiểm xảy đến.
Theo chẩn đoán lâm sàng, bệnh được chia làm 4 giai đoạn đặc trưng dưới đây:
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn ăn uống, vui chơi và sinh hoạt bình thường, chưa có biểu hiện của bệnh.
Bệnh tay chân miệng thường khởi phát trong vòng 1 – 2 ngày. Trong giai đoạn khởi phát bệnh, trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể, bao gồm: đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy…
Giai đoạn toàn phát là thời điểm mà các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nên rõ ràng hơn. Các biểu hiện của bệnh như:
Viêm loét miệng: Đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ tay chân miệng. Trẻ loét miệng nhiều nhất ở vùng hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc vùng má, môi, lưỡi. Số lượng bắt đầu từ 1 đến vài vết loét trong miệng, kích thước từ 2 – 3mm. Viêm loét miệng khiến trẻ đau nhiều, khó ăn, bỏ ăn và bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
Sốt: Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng chỉ bị sốt nhẹ trong nhiệt độ từ 37.5 đến 38 độ. Trường hợp trẻ sốt cao đến 39 – 40 độ trong vòng 2 ngày trở lên, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị.
Phát ban trên da: Ngoài biểu hiện ở hầu họng, trẻ còn có thể nổi phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông… Ban thường tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, thường dưới 7 ngày, sau đó những vết phỏng có thể mất và để lại thâm, không để sẹo.
Các biểu hiện bệnh lý tay chân miệng ở trẻ
Thường từ 3 – 5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn mà không có biến chứng.
Khi bệnh tay chân miệng không được nhận biết và điều trị sớm, trẻ có thể mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị tay chân miệng đặc hiệu. Bệnh chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng của trẻ. Phòng ngừa và điều trị sớm để hạn chế các biến chứng của bệnh, đồng thời nâng cao dinh dưỡng và thể trạng cho trẻ.
Một số lưu ý cho bố mẹ khi điều trị tay chân miệng cho trẻ như:
Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có các biểu hiện nguy hiểm như: Trẻ sốt cao trên 39 độ không giảm, trẻ thở nhanh, khó thở, mệt lả; trẻ giật mình, quấy khóc, khó ngủ; trẻ nôn nhiều; đi loạng choạng; Da trẻ tái đi, nổi vân tím, tay chân lạnh, vã mồ hôi; co giật, hôn mê…
Ảnh: Khách hàng của Doctor4U
Nếu trẻ có những biểu hiện bệnh nặng cần điều trị chuyên sâu và được sự theo dõi của bác sĩ. Bố mẹ không tự ý điều trị trẻ tại nhà để tránh tiến triển bệnh nguy hiểm cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh lý tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn trực tiếp về khám sức khỏe nhi khoa, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 024.32.212.212 để đặt lịch khám hoặc truy cập Fanpage để theo dõi thông tin ưu đãi mới nhất: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.
Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.