Vi khuẩn HP là gì? Khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày?

Ngày cập nhật: 07/12/2021

Hiện nay tỷ lệ người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong dạ dày là rất cao. Thậm chí, với xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, nhiều người lo ngại sẽ mắc ung thư dạ dày. Vậy khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày? Vi khuẩn này có thực sự nguy hiểm đối với con người?

1. Lịch sử phát hiện HP

Năm 1982, hai nhà khoa học người Úc Robin Warren và Barry Marshall đã phân lập được chủng vi khuẩn mới từ mẫu sinh thiết dạ dày của một bệnh nhân loét hành tá tràng và đặt tên là Campylobacter pylori. Những nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm sinh hóa học cho thấy thành phần RNA nhiễm sắc thể đặc trưng cho Campylobacter pylori, mà không có ở Campylobacter, từ đó Campylobacter pylori có tên là Helicobacter pylori (viết tắt là HP).
Đây là thủ phạm chính trong các bệnh dạ dày tá tràng và còn được xếp vào nhóm I trong các tác nhân gây ung thư dạ dày. Theo các nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư. Sự phát hiện ra vi khuẩn HP đã mở ra một kỷ nguyên mới trong cơ chế bệnh sinh về bệnh lý dạ dày và định hướng chiến lược điều trị dự phòng hiệu quả.
Với những đóng góp vĩ đại này, năm 2005, Robin Warren và Barry Marshall đã được nhận giải thưởng Nobel về Y học.

Hai nhà khoa học người Úc Barry Marshall & Robin Warren

2. Dịch tễ học về vi khuẩn HP
HP có lẽ là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Mặc dù nhiễm trùng HP chỉ mới được phát hiện cách đây không lâu sau những công bố của Marshall và Warren, nhưng những nghiên cứu tiếp theo về dịch tễ học đã làm mọi người ngạc nhiên “hầu như một nửa dân số thế giới bị nhiễm trùng HP”.

Ở các nước công nghiệp phát triển, trung bình có khoảng 20-30% dân số bị nhiễm khuẩn này và tăng nhanh tới trên 50% ở tuổi 60, khác nhau theo vùng địa lý, chủng tộc, tuổi. Ở các nước Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam), tỷ lệ nhiễm trong quần thể khoảng 55-60%. Theo nghiên cứu của Bác sỹ Vương Tuyết Mai và cộng sự (2001) sử dụng kỹ thuật Elisa phát hiện tỷ lệ nhiễm HP ở 528 người khỏe mạnh, cho thấy tỷ lệ nhiễm HP trong quần thể nghiên cứu là 75,2%. Tỷ lệ nhiễm ở nam và nữ như nhau. Trẻ nhỏ nhiễm HP thấp hơn người lớn, xuất hiện ở cả trẻ 1-2 tuổi. Tỷ lệ nhiễm HP ở các địa phương cũng khác nhau.

3. Đường lây truyền vi khuẩn Helicobacter Pylori
Vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành. Thường lây qua 3 con đường:

  • Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao (tỷ lệ lây giữa vợ-chồng khoảng 80%, lây cho các thành viên khác khoảng 30%).
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
    Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa, dùng chung bàn chải răng…

Sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người bệnh làm gia tăng lây lan HP

4. Cách phát hiện HP
Các phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:
Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:

  • Test hơi thở
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu

5. Điều trị vi khuẩn HP
Không phải mọi người nhiễm HP đều cần điều trị diệt vi khuẩn HP.
Chỉ định điều trị diệt HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP có: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP.
Phương pháp điều trị HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Việt nam là nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nên việc điều trị diệt vi khuẩn HP cần có chỉ định của Bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị.
Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, ngoài việc khám sức khỏe định kỳ từ 06 tháng đến 01 năm một lần thì bạn nên sống chế độ lành mạnh, khoa học, ăn uống sinh hoạt điều độ, lựa chọn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi, không ăn nhiều đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích,… Luôn để cơ thể thư thái, thoải mái.
Trong trường hợp cần tư vấn về dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe, khách hàng vui lòng liên hệ Phòng khám Bác sỹ gia đình Doctor4U để được tư vấn:
Hotline: 024 32 212 212/ 0934 38 1212/ 0936 56 1212
Fanpage: https://www.facebook.com/www.Doctor4U.vn/
Website: http://doctor4u.vn

(Theo ThS.BS.CKI Nguyễn Văn Khương – Phòng khám Bác sỹ gia đình Doctor4U)

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

5 dấu hiệu không ăn đủ protein

27/03/2024
5 dấu hiệu không ăn đủ protein Không phải ai cũng biết mình cần bao nhiêu protein, nguồn protein nào tốt nhất và dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein.

Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

27/03/2024
Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực ...

Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

27/03/2024
Ăn muối thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn muối từ 6-8 g/ ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Liên hệ


Khánh hàng cá nhân

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.


Khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức

Hãy liên hệ ngay với PKĐK Ngọc Khánh để được tư vấn và đặt lịch khám.